Trong khi giá thịt, rau xanh ở các vùng sản xuất đang rớt thê thảm vì ế ẩm thì giá bán lẻ tại các chợ ở TP.HCM vẫn cao.
Rau củ Đà Lạt đến tay người tiêu dùng vẫn rất cao - Ảnh: Hoàng Việt |
Sau tết, hàng ngàn hộ nông dân ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng tỉnh
Lâm Đồng lâm cảnh bi đát vì rau sản xuất không bán được, phải cày làm
phân xanh. Ông Bùi Minh Duy, ngụ ở P.7, TP.Đà Lạt trồng 9.000 gốc bắp sú
để bán hàng tết nhưng không có ai mua, đến ngày 26.2 bán đổ bán tháo
được gần 2 triệu đồng (200 đồng/gốc) trong khi chi phí đầu tư hơn 16
triệu đồng, chưa kể tiền công. Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện
Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được
đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh
cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân
phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.
Những mặt hàng khác như thịt gà, trứng gia cầm gần đây cũng rớt mạnh.
Hiện giá trứng gà công nghiệp bán ra tại các trang trại còn trung bình
600 - 900 đồng/quả, giá thịt gà 40.000 đồng/kg rớt xuống 27.000 - 28.000
đồng/kg.
Giá rau, thịt, trứng tại trại đang giảm mạnh, thế nhưng giá bán lẻ
trên thị trường gần như vẫn giữ nguyên ở mức cao. Tại khu chợ trứng bán
sỉ trên đường Phú Hữu, Q.5 (TP.HCM), giá trứng gà loại nhỏ nhất là 1.450
đồng/quả, loại trung bình 1.800 đồng/quả, loại lớn nhất là 2.000
đồng/quả. Một chủ vựa trứng ở đây cho biết: “Giá giờ đã giảm 100
đồng/quả chứ hôm trước còn cao hơn”. Tính ra, giá trứng bán sỉ ở TP.HCM
đang cao gấp 2 lần so với giá nông dân bán. Theo các chủ vựa trứng, giá trứng gà
bán sỉ khi về đến các chợ lẻ chỉ tốn thêm chi phí khoảng 150 đồng tiền
đóng hộp, nhãn mác, công vận chuyển... Thế nhưng, tại hầu hết các chợ
bán lẻ trên địa bàn TP, giá trứng gà loại 1 (lớn nhất) lên tới 2.400 -
2.500 đồng/quả, cao hơn gần gấp 3 lần so với giá tại trang trại.
Trong hệ thống siêu thị, giá trứng gà cũng cao, phổ biến ở mức 2.300
đồng/quả. Nhiều người chăn nuôi cho rằng, giá trứng gà bán lẻ vẫn giữ
cao như vậy là vô lý. Bởi tính hết các chi phí như công vận chuyển từ
trại về nhà máy, kiểm dịch, bao bì, lương công nhân, máy móc... và lợi
nhuận thì giá bán lẻ cho người tiêu dùng ở mức 1.500 - 1.700 đồng/quả là
vừa phải. Việc các tiểu thương, DN giữ giá cao đã làm hạn chế sức mua,
tác động tiêu cực đến đầu ra của nông dân.
Nông dân Đà Lạt đổ bắp cải cho bò sữa ăn - Ảnh: Lâm Viên
|
Giá rau củ cũng tương tự. Chẳng hạn, giá bắp sú Đà Lạt ở chợ TP.HCM hiện là 8.000 đồng/kg, cà rốt Đà Lạt 20.000 đồng/kg...
Nông dân cần liên kết nhà phân phối
Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện siêu thị Co.op Mart cho
rằng giá rau của nông dân xuống thấp do nhiều yếu tố, trong đó quan
trọng nhất là cung đã vượt cầu, dư thừa sản phẩm dẫn đến rớt giá, giá
thuê nhân công thời vụ để thu hoạch khá cao cũng là nguyên nhân khiến
người trồng đổ bỏ sản phẩm. Ngoài ra, cũng có khả năng các nhà vườn chưa
có kế hoạch sản xuất hợp lý và không chú trọng đầu ra nên chưa ký hợp
đồng bao tiêu với đơn vị phân phối, mà chỉ phụ thuộc vào các đầu mối
quen, phân phối tại các chợ thông qua lái nên bị động. “Chẳng hạn với
nhà vườn ký hợp đồng với Co.op Mart, dù thị trường rau quả biến động giá
cả hầu như mỗi ngày nhưng giá tại siêu thị vẫn ổn định, quyền lợi của
người trồng được bảo đảm. Thời gian gần đây vì cung vượt cầu nên Co.op
Mart đã hỗ trợ nhà vườn bằng cách liên kết thực hiện chương trình giảm
giá liên tục để kéo sức mua”, đại diện Co.op Mart nói.
Ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc điều hành phía nam hệ thống siêu thị
BigC VN cũng cho biết BigC thu mua hàng của các nhà vườn có hợp đồng
liên kết, đảm bảo ổn định giá cả. Vì thế, các nhà vườn này không bị ảnh
hưởng. “Nông dân, trang trại sản xuất cần tổ chức sản xuất bài bản, đảm
bảo chất lượng để đủ điều kiện ký hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm
với các nhà phân phối, từ đó sẽ không còn bị ép giá như tình hình đang
xảy ra hiện nay”, ông Hải nói.
TS Hoàng Thọ Xuân, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương): Cần có chính sách hỗ trợ các DN phân phối Hệ thống phân phối VN không chuyên nghiệp và không có tính phân công xã hội. Hàng chục năm qua, hệ thống phân phối ở ta vẫn không thay đổi, lạc hậu. Nói hàng hóa ở VN đến tay người tiêu dùng có giá cao ngất ngưởng so với giá bán ra của nông dân do qua quá nhiều tầng lớp trung gian cũng rất đúng. Từ xưa tới nay, nhìn nhận của người VN về hệ thống phân phối không thật sự xem trọng. Người ta cứ nghĩ phân phối thì chẳng cần công nghệ, không cần cải tiến, học tập làm gì, cứ mua rẻ bán đắt là đúng. Vì thế, tôi cho rằng nhà nước cần có một chính sách phù hợp hỗ trợ, tiếp sức các DN đang đảm nhiệm công việc phân phối. Cụ thể là hỗ trợ trong nhận thức làm ăn phải có công nghệ, bao gồm công nghệ quản lý, công nghệ vận hành, công nghệ tự động hóa, theo dõi hàng hóa, phân loại hàng hóa... Các DN tham gia hệ thống phân phối phải được đào tạo bài bản trong quản trị; có khả năng hợp tác với nước ngoài những mô hình phân phối hiện đại. Khi đã có một số DN phân phối điển hình rồi sẽ thúc đẩy các DN khác cùng phát triển.
N.Trần Tâm
|
Q.Thuần - L.Viên - H.Việt
>> Rau, hoa Đà Lạt rớt giá
>> Thê thảm giá gia cầm
Một số hình ảnh từ báo THANH NIÊN
Sau hoa lay ơn đến rau củ làm thức ăn cho bò
Bắp cải chất đống cho bò ăn
Bò sữa ăn bắp cải
Bò ăn cà chua
Cà rốt không có người mua cũng làm thức ăn cho bò
Mang hoa lay ơn thay cỏ nuôi... bò sữa
| ||
No comments:
Post a Comment