Vietnam: Days not Forgotten
by cogitASIA Staff •
By Jonathan D. London
Internationally, the rhythms of Vietnam’s political calendar are not
frequently discussed. And yet in the context of escalating regional
tensions and of fragile efforts to address them, it is worth noting that
January, February, and March of each year are months in which
Vietnamese political passions toward China burn especially hot. An
appreciation of the reasons for this provides insights into Vietnamese
perspectives on China’s current assertive tilt and the complexities
Hanoi faces in coping with it.
Relations between Vietnam and China stretch back thousands of years
and have had rough patches stretching across centuries. Yet current
tensions between the two countries’ states have strikingly recent
origins. In the context of Beijing’s creeping efforts to enforce its
outsized claims in the South China Sea – the Vietnamese call it the East
Sea — three days on the Vietnamese calendar stand out.
The first is January 19. On this day in 1974 Chinese forces launched
an assault and seizure of key islands in the Paracel chain, over which
Vietnam had demonstrated sovereignty for centuries, up through the
colonial and post-colonial periods. Incensed by Beijing’s acts, the
dependence of North Vietnam’s Communist Party on China in the war
against the United States made constraint the only option. Today, the 74
young South Vietnamese soldiers who perished in the defense of the
islands are hailed as national heroes across northern and southern
Vietnam, but not officially. Wisely or not, and to the ire of many
Vietnamese, Hanoi has mostly repressed public commemorations.
Next comes 17 February. On this day in 1979 Beijing launched its
full-scale if ill-fated invasion of northern Vietnam. Unfolding amid a
U.S.-China detente, Beijing’s intent was on “teaching Vietnam a lesson”
for Hanoi’s 1978 invasion of Cambodia, which removed the brutal
Beijing-backed regime of Pol Pot from power. A failure in military
terms, China’s invasion resulted in the deaths of hundreds of thousands
of Vietnamese and Chinese.
Given Washington’s current concern over China’s military expansion,
it is worth remembering that Beijing’s invasion was an attempt to signal
its readiness to ally with the United States against Vietnam and a
perceived Soviet threat. Indeed, many analysts trace the origins of
China’s current military build up to lingering paranoia associated with
the abject failure of its adventures in Vietnam.
In Vietnam itself, Beijing’s 1979 invasion is remembered, but
again unofficially. This year, untold thousands of Vietnamese took to
wearing pins and displaying Facebook profile pictures bearing the image
of the Rose Myrtle flower, which is native to the region where hundreds
of thousands of Vietnamese perished.
Finally we come to the current week and the date of March 14. It was
on this day in 1988 that Beijing launched its most recent bid to seize
islands in the Spratly chain, including islands over which Vietnam had
demonstrated clear historical sovereignty. Chinese troops opened fired
on their “socialist brothers,” in a decidedly vicious attack. To date,
Hanoi’s official death toll from the incident remains set at 64, though
some in Hanoi claim the actual figure was closer to 200.
On that day, first-hand accounts recall, Chinese forces encircled
dozens of Vietnamese sailors set adrift from their sunken ship, denying
them exit, machine gunning them,
and letting them drown. These wounds are not forgotten in Hanoi, but
they are not given voice. Nor typically is anger about Beijing’s
maritime conduct, including the innumerable beatings and ransomed
detentions of fishermen since 1988.
Hanoi’s record of official silence in one of the world’s most
fiercely independent countries is remarkable in its own right. It is
also consistent with an ancient but deeply controversial set of
assumptions regarding the best way of coping with China. According to
this perspective, while Vietnam will fiercely defend its independence
and sovereignty, it is necessary to be silent, to pay respects to
Beijing, and to assume the conduct of a “little brother,” or even a
vassal state.
Unsurprisingly, this approach is despised among legions of Vietnamese
worldwide. More importantly for Hanoi, it is an approach that may now
have outlived its utility.
Dr. Jonathan D. London is
a professor in the Department of Asian & International Studies at
the City University of Hong Kong. His recent publications include Politics in Contemporary Vietnam (Palgrave MacMillan 2014). Follow him on twitter @jdlondon1.
Những ngày không quên
Trong cộng đồng quốc tế, “lịch chính trị” (political calendar) ở
Việt Nam gần như không được thảo luận. Dù vậy, trong bối cảnh căng thẳng
khu vực đang gia tăng và các nỗ lực giải quyết căng thẳng thì thật mong
manh, cả thế giới nên biết rằng tháng giêng, tháng 2, và tháng 3 mỗi
năm là những tháng mà cảm xúc chính trị của người dân Việt Nam đối với
Trung Quốc đặc biệt gay gắt. Hiểu rõ các lý do của điều này sẽ giúp cả
thế giới hiểu rõ góc nhìn của Việt Nam đối với xu hướng bành trướng của
Trung Quốc hiện nay và những khó khăn mà Hà Nội phải đối mặt trong việc
xử lý chuyện đó.
Mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải dài hàng nghìn năm
và có những bất hòa gay gắt trong hàng thế kỷ qua. Tuy nhiên, căng thẳng
hiện nay giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mới xuất phát từ rất
gần đây. Khi Bắc Kinh len lén xúc tiến thực thi các yêu sách về chủ
quyền vừa thái quá vừa không có cơ sở pháp lý của mình, thì trong lịch
Việt Nam, có ba ngày nổi bật lên.
Ngày thứ nhất là ngày 19/1. Vào ngày này năm 1974, quân đội Trung Hoa
lục địa đã tổ chức một cuộc tấn công thảm sát và cướp những hòn đảo
chính trong chuỗi đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền
suốt hàng thế kỷ, cho đến tận thời kỳ thực dân và hậu thực dân. Dù chọc
điên tiết về hành vi của Bắc Kinh, sự phụ thuộc vào Trung Quốc của nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho Tổng Bí thư Lê Duẩn khiến cho
im lặng và kiềm chế trở thành gần như là lựa chọn duy nhất.
Ngày nay, 74 người lính trẻ của Việt Nam Cộng hòa, những người đã hy
sinh khi bảo vệ quần đảo của Việt Nam, được coi như anh hùng dân tộc cả
nước Việt Nam, nhưng không chính thức. Bất kể điều đó có khôn ngoan hay
không, trước sự phẫn nộ của nhiều người Việt Nam, Hà Nội nói chung vẫn
trấn áp các hoạt động tưởng niệm ở nơi công cộng.
Sau đó tới ngày 17/2. Ngày này năm 1979, Bắc Kinh tiến hành một cuộc
xâm lược quy mô lớn nhưng đầy rủi ro, vào miền bắc Việt Nam. Trong một
cuộc hội đàm Mỹ-Trung, Bắc Kinh tiết lộ ý định ”dạy cho Việt Nam một bài
học”, xuất phát từ việc Hà Nội đem quân vào Campuchia vào năm 1978 –
hành động xâm lược mà, như chúng ta có thể nhớ, nhằm lật đổ chế độ diệt
chủng Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn. Thất bại về mặt quân sự, cuộc
chiến còn gây ra cái chết vô nghĩa của hàng trăm nghìn người Việt Nam và
Trung Quốc.
Trong bối cảnh của hiện nay, lúc Washington đang lo ngại về việc
Trung Quốc phát triển quân sự, cần nhớ rằng sự xâm lược của Bắc Kinh vào
Việt Nam phần lớn là có ý đồ ám chỉ họ sẵn sàng làm đồng minh với Mỹ để
cô lập Việt Nam và để đương đầu với mối nguy từ Liên Xô mà họ nhận thức
được. Thật vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng xuất phát điểm của việc
Trung Quốc hiện đại hóa quân sự như bây giờ là do một mối lo ngại mang
tính hoang tưởng, ám ảnh – hậu quả của thất bại ê chề trong cuộc chinh
chiến ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cuộc chiến xâm lược của Bắc Kinh vào năm 1979 vẫn được
người ta tưởng nhớ, nhưng lại cũng không chính thức. Năm nay, không đếm
được có mấy nghìn người Việt Nam đeo huy hiệu hoa sim và đặt làm hình
nền trên Facebook hình ảnh bông hoa sim – vốn là loài hoa ở nơi mà hàng
trăm nghìn người Việt Nam đã chết hồi đó.
Cuối cùng, chính ngày hôm nay 14/3, năm 1988, là ngày Bắc Kinh đã
tiến hành cuộc bỏ thầu bất chính gần đây nhất của họ, lần này là một nỗ
lực nhằm cướp đảo trong chuỗi đảo Trường Sa, kể cả những hòn đảo mà Việt
Nam đã khẳng định chủ quyền lịch sử rõ ràng. Vào cái ngày đó, Quân đội
Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã nã súng vào ”những người anh em xã hội
chủ nghĩa” của họ trước khi đứng nhìn hàng chục người chết chìm, với một
thái độ tàn ác không thể chối cãi.
Tính đến nay, số giấy báo tử chính thức của Hà Nội về vụ này vẫn dừng
ở con số 64 người. Mặc dù có một số ý kiến ở Hà Nội cho rằng con số
thực phải lên đến gần 200 nhân mạng. Những nhân chứng trực tiếp kể lại
rằng vào cái ngày đó, quân đội Trung Quốc đã bao vây vài chục lính hải
quân Việt Nam đang trôi dạt khỏi chiếc tàu bị đánh chìm của họ, xả súng
bắn vào họ, không cho họ bơi đi thoát, và đứng nhìn họ chìm dần sau vài
giờ.
Những vết thương đó không bị lãng quên ở Hà Nội, kể cả trong bộ mấy
đảng và nhà nước; Nhưng, cũng không ai được nói tới chúng. Và cả sự phẫn
nộ với lối hành xử trên biển của Bắc Kinh cũng vậy, rất ít khi được nói
tới. Dù kể từ năm 1988, ngư dân Việt Nam đã thường xuyên phải đối mặt
với vô số lần bị đánh đập, bắt giữ đòi tiền chuộc, bị sát hại.
Sự im lặng chính thức của Hà Nội, tại một trong những quốc gia đã
chiến đấu vì độc lập dữ dội nhất thế giới, là điều đáng kể. Nó cũng
thống nhất với một loạt những lý thuyết đã có từ lâu nhưng rất gây tranh
cãi, về cách ứng xử với Trung Hoa như thế nào là tốt nhất. Từ một góc
nhìn nọ, để giữ gìn độc lập và chủ quyền thì cần phải im lặng, phải tỏ
sự tôn trọng Bắc Kinh, và phải giữ cách hành xử của ”thằng em bé nhỏ”,
hay thậm chí của một nước chư hầu.
Không có gì ngạc nhiên, quan điểm này bị nhiều cộng đồng người Việt ở
Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới thấy rất khó chấp nhận. Quan
trọng hơn, đối với Hà Nội, vào thời điểm này, có lẽ đó là một cách tiếp
cận không còn tác dụng nữa.
JL