Thứ Năm, 6/3/2014, 21:27 (GMT+7)
Tư Hoàng
Tư Hoàng
Các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục cải cách kinh tế thực chất.
Ảnh TH
Ảnh TH
(TBKTSG Online) - Đã xuất hiện “mầm xanh” cho thấy kinh tế đã bắt đầu
hồi phục nhẹ trở lại, song những điểm yếu cơ cấu của nền kinh tế vẫn
chưa khắc phục được, đe dọa đến “mầm xanh” ấy.
Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhận định trên tại tọa đàm “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014” do trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 6-3.
Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhận định trên tại tọa đàm “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014” do trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 6-3.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR nói: “Từ quí 4-2013 kinh tế đã
bắt đầu phục hồi rất nhẹ… Không chỉ các nhà hoạch định chính sách nhận
xét, mà thị trường chứng khoán cũng phản ánh điều này”.
Trích dẫn các số liệu đã công bố, ông Thành nhận xét, sản xuất công
nghiệp trong hai tháng đầu năm có khuynh hướng phục hồi nhẹ, doanh thu
bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đang nhích lên, niềm tin người tiêu dùng
tăng, thị trường chứng khoán cũng có dấu hiệu phục hồi.
Ông Thành nhận xét, một số chính sách kích thích như gói 30.000 tỉ đồng
cho bất động sản, chính sách về lãi suất... nếu tiếp tục duy trì, dòng
vốn sẽ chảy sang thị trường chứng khoán, nơi đang có hiện tượng hình
thành “bong bóng nhỏ” trong thời kỳ suy thoái.
Tuy nhiên, ông Thành thừa nhận số liệu thất nghiệp không đáng tin cậy
lắm dù nó tăng lên suốt 2013, và mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
là không chính xác và thường bị “thổi phồng”.
Ông Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và
Thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng xuất siêu chủ yếu là khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), dự trữ ngoại hối tăng do kiều
hối đổ về, và lãi suất giảm do biện pháp hành chính, chứ không phải thị
trường.
Ông Phương nói thêm, thị trường bất động sản vẫn trì trệ dù có nỗ lực can thiệp của nhà nước, nợ xấu vẫn là vấn đề lớn.
“Kinh tế năm 2014 sẽ cải thiện hơn nhưng chỉ là tạm thời, trong ngắn hạn”, ông nhận xét.
Chuyên gia Lưu Bích Hồ nhận xét, cải cách doanh nghiệp nhà nước gần đây
rất lúng túng về cách làm, tái cơ cấu nền kinh tế không làm được nhiều
do không có nguồn lực.
Ông nói: “Một hai năm trước Đại hội 11 chúng ta gồng lên để có thành
tích. Giờ lại đang gồng lên để có thành tích cho đại hội tới. Chúng ta
phải chống đỡ trước mặt, nhưng chưa giải quyết các vấn đề nội tại để có
những thay đổi trong dài hạn”.
“Chúng ta vẫn đang duy trì mô hình tăng trưởng cũ theo chiều rộng, làm
các bất ổn vĩ mô có thể quay lại. Vì thế, cần mạnh mẽ tái cơ cấu kinh
tế. Nói mãi rồi mà không ai thực hiện”, ông Hồ than phiền.
Bà Phạm Chi Lan nói, bà chỉ thấy một nhân tố duy nhất thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế là dòng vốn FDI, trong khi các nhân tố nội tại không có.
Tuy nhiên, bà lo ngại nhiều ngành công nghiệp nội địa lại đang rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Bà nói, bà đặc biệt lo ngại khi số doanh nghiệp đóng cửa vẫn ngày càng
tăng lên. “Niềm tin của các doanh nghiệp còn hoạt động là cực kỳ thấp.
Niềm tin đang đi xuống, số doanh nghiệp có thể mở rộng đi đang giảm đi.
Điều này rất đáng lo”, bà nói.
“Đã đến lúc không thể trì hoãn cách tiếp cận giải quyết vấn đề ngắn
hạn, sang giải quyết vấn đề trung và dài hạn. Nếu không cải cách sẽ rất
khó giải quyết bài toán lâu dài của kinh tế Việt Nam”, bà Lan nói.
Đọc thêm:
Tín dụng vẫn chảy vào các “ông lớn”
Đọc thêm:
Tín dụng vẫn chảy vào các “ông lớn”
Nguyễn Huy Hải
No comments:
Post a Comment