KHỦNG HOẢNG UKRAINA -
Bài đăng : Thứ sáu 28 Tháng Ba 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 28 Tháng Ba 2014
Nga chỉ trích nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Crimée
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitali Tchourkine (giữa)
Reuters
Matxcơva hôm nay 28/03/2014 đã lên tiếng chỉ trích nghị quyết
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua hôm qua, tố cáo cuộc trưng
cầu dân ý ở Crimée và việc sáp nhập bán đảo này vào Nga. Nghị quyết
không mang tính chất ràng buộc do Ukraina đề xuất và được phương Tây
ủng hộ, đã nhận được 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 58 nước không
bỏ phiếu trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho rằng « sáng kiến phản tác
dụng này chỉ làm phức tạp thêm việc giải quyết khủng hoảng chính trị ở
Ukraina ». Bộ Ngoại giao Nga nhận định : « Số lượng lớn các nước
không bỏ phiếu và vắng mặt là bằng chứng hùng hồn về sự bác bỏ cách diễn
dịch thiếu khách quan những sự kiện ở Ukraina », và tố cáo « các áp lực
trơ trẽn thậm chí cả việc làm săng-ta chính trị và kinh tế của phương
Tây đối với một số quốc gia thành viên để họ bỏ phiếu thuận ».
Ngược lại, nhiều nhà ngoại giao phương Tây tố cáo đại sứ Nga tại Liên
Hiệp Quốc đã lao vào cuộc vận động hành lang một cách thô bạo chống lại
nghị quyết, mà theo họ đã biểu lộ sự bối rối của Matxcơva trước những
lời lên án về việc sáp nhập Crimée.
Nghị quyết nhấn mạnh : « Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 không có một giá trị nào, không thể chứng minh cho bất kỳ sự thay đổi nào về Crimée », và đòi hỏi tất cả các Nhà nước cũng như tổ chức quốc tế « không công nhận sự thay đổi này ». Bản nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc « khẳng
định sự cam kết về chủ quyền, độc lập chính trị, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Ukraina với các đường biên được quốc tế nhìn nhận ».
Nghị quyết này cũng tương tự như văn bản đã bị Nga dùng quyền phủ
quyết bác bỏ tại Hội đồng Bảo an hôm 19/3, còn Trung Quốc vắng mặt,
trong khi cả 13 thành viên còn lại của Hội đồng đều bỏ phiếu thuận. Với
tư cách thành viên thường trực, Nga có thể gây bế tắc đối với tất cả các
nghị quyết của định chế này, nhưng thủ tục trên đây không áp dụng cho
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Được biết trong số những nước bỏ phiếu chống có Nga, Bắc Triều Tiên,
Cuba, Armenia, Belarus, Nicaragua, Venezuela, Bolivia, Zimbabwe, Sudan
và Syria. Trong cuộc khủng hoảng giữa Nga và Gruzia trước đây, nghị
quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2009 chỉ thu được có
48 phiếu thuận.
BBC
LHQ nói lá phiếu Crimea 'bất hợp pháp'
Cập nhật: 08:20 GMT - thứ sáu, 28 tháng 3, 2014
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết thông qua dự thảo
nghị quyết trong đó tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea, vốn được
Moscow hậu thuẫn và dẫn đến việc bán đảo này sáp nhập vào Nga, là bất
hợp pháp.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chấp nhận viện trợ cho Ukraine 14-18 tỷ đôla dưới hình thức cho vay.
Quốc hội Hoa Kỳ hôm 27/3 cũng đã thông qua một khoản vay đảm bảo cho Ukraine với trị giá một tỷ đôla.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ngày càng
dâng cao sau khi các lực lượng thân Nga chiếm đóng bán đảo phía Nam của
Ukraine.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Tư, 26/3,
đã cảnh báo rằng EU và Hoa Kỳ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt "sâu rộng
hơn" nhằm vào Nga nếu nước này tiếp tục có hành động xâm lấn Ukraine.
Quân Nga đã chiếm đóng các căn cứ quân sự còn lại của Ukraine tại Crimea
Không ràng buộc
100 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong đó tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại
Crimea hôm 16/3 là bất hợp pháp, đồng thời tái khẳng định sự toàn vẹn
lãnh thổ của Ukraine.
11 nước trong đó có Belarus, Bắc Hàn, Cuba,
Venezuela, Syria đã bỏ phiếu chống và 58 nước khác, trong đó có Trung
Quốc, Campuchia và Việt Nam, bỏ phiếu trắng.
"Sự ủng hộ đến từ mọi nơi trên thế giới cho thấy
đây không chỉ là vấn đề trong khu vực mà mang tính toàn cầu," Ngoại
trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia nói với các phóng viên sau buổi bỏ
phiếu.
Trong khi đó, đại sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc,
ông Vitaly Churkin, nói trên thực tế, việc gần một nửa Đại hội đồng
liên Hiệp Quốc không ủng hộ nghị quyết này là một "xu hướng rất tích cực
và tôi tin rằng xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn."
Vì nghị quyết không mang tính ràng buộc nên cuộc
bỏ phiếu chỉ mang tính biểu tượng, phóng viên BBC Nick Bryant tại New
York nhận định.
Tuy nhiên Ukraine hy vọng nghị quyết sẽ là một
sự răn đe đối với Nga để ngăn nước này tiến sâu hơn vào lãnh thổ của họ,
phóng viên của chúng tôi nói thêm.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói tuyên bố của
IMF về việc cho Ukraine vay thêm 10 tỷ đôla là một "bước tiến lớn" nhằm
giúp nước này ổn định nền kinh tế và đáp ứng những nhu cầu về dài hạn
của người dân.
Phát biểu sau cuộc họp với Thủ tướng Ý Matteo
Renzi tại Rome hôm 26/3, ông Obama nói quyết định này đã gửi đi một "tín
hiệu rõ ràng" rằng thế giới đang đứng sau lưng Ukraine trong giai đoạn
khó khăn hiện nay.
Một dự luật cũng được lưỡng viện Hoa Kỳ thông
qua vào thứ Năm, 27/3, cho phép chính phủ cung cấp một khoản vay đảm bảo
với tổng trị giá một tỷ đôla nhằm giúp Ukraine ổn định nền kinh tế. Dự
luật này giờ đây chỉ còn đợi được Tổng thống Obama ký ban hành.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk trước đó đã thông báo với Quốc hội rằng nước này đang "đứng trước bờ vực khủng hoảng về cả kinh tế lẫn tài chính."
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk trước đó đã thông báo với Quốc hội rằng nước này đang "đứng trước bờ vực khủng hoảng về cả kinh tế lẫn tài chính."
Hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập phía trước trụ sở Quốc hội Ukraine tối 27/3
'Cánh cửa ngoại giao'
Vào tối thứ 27/3, khoảng 2.000 người biểu tình
từ nhóm cực hữu Right Sector đã tụ tập phía trước trụ sở Quốc hội
Ukraine tại Kiev để yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov phải từ chức.
Những người này cho rằng ông Avakov phải chịu
trách nhiệm trước cái chết của một trong các lãnh đạo của họ - ông
Oleksandr Muzychko, hồi đầu tuần này.
Phóng viên BBC có mặt tại đây miêu tả đám đông
là khá "hung hăng", trong lúc các nghị sỹ phải dùng loa lớn để kêu gọi
những người này rời khỏi tòa nhà.
Những người biểu tình đã đập vỡ một số cửa sổ và
tuyên bố sẽ quay trở lại vào sáng thứ Sáu trước khi rút lui, hãng thông
tấn AFP đưa tin.
Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko trước đó đã tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/5 tới.
Bà được trả tự do sau ba năm ngồi tù vì bị kết tội tham nhũng, sau khi tổng thống thân Nga, ông Viktor Yanukovych, bị truất quyền hồi tháng Hai.
Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko trước đó đã tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/5 tới.
Bà được trả tự do sau ba năm ngồi tù vì bị kết tội tham nhũng, sau khi tổng thống thân Nga, ông Viktor Yanukovych, bị truất quyền hồi tháng Hai.
Hơn 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu
tình bắt nguồn từ quyết định không ký kết một thỏa thuận thương mại với
EU để giữ quan hệ mật thiết với Nga của ông Yanukovych.
Kể từ đó, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea, nơi mà tuần trước đã bỏ phiếu để trở thành một phần của Liên bang Nga.
Ông Obama nói hôm thứ Năm, 27/3, rằng Hoa Kỳ hy vọng Nga sẽ "bước qua cánh cửa ngoại giao" và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Ông Obama nói hôm thứ Năm, 27/3, rằng Hoa Kỳ hy vọng Nga sẽ "bước qua cánh cửa ngoại giao" và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Một số diễn biến khác tại Ukraine:
- Sáu sỹ quan quân đội của Ukraine bị quân Nga bắt giữ tại Crimea đã được trở tự do, trong đó có Đại tá Yuli Mamchur, chỉ huy căn cứ không quân Belbek, nơi đã bị quân Nga chiếm giữ hôm 22/3.
- Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk nói Nga sẽ tăng giá khí đốt bán cho Ukraine lên 79% kể từ ngày 1/4.
- Tổng thống Vladimir Putin đã công bố kế hoạch thiết lập một hệ thống giao dịch nội địa để đối phó với các lệnh trừng phạt tài chính từ phương Tây.
No comments:
Post a Comment