Sunday, March 16, 2014

Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp

Blog Quê Choa 

14-03-2014

Đôi điều phù họa với bài "Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp"

 Nguyễn Mộng Hoài 

Khi còn trẻ, tôi được tham gia làm báo quốc doanh và hầu như chỉ chuyên về nông nghiệp. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Bắc, đôi lúc tôi cũng được cử làm phóng viên một số mặt trận chiến đấu.

Nhưng sau đó lại trở về với việc viết về nông nghiệp. Và vài chục năm nay, tôi lại được sống với nông dân, nên có nhiều điều hiểu rõ nông dân hơn các lĩnh vực khác. 

Hôm nay, đọc nghiến ngấu bài "Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp" của tác giả Tô Văn Trường, đăng trên báo mạng TTXVH (Thông tấn xã vỉa hè). Bài báo nêu trúng các vấn đề làm nên màu xám của ngành nông nghiệp, nhưng đọc xong tôi bỗng "bị đói" thông tin về vấn đề hệ trọng này, và hình như ông Tô Văn Trường nghĩ mà chưa dám nói đúng bản chất của vấn đề. Những vấn đề "màu xám" của ngành nông nghiệp mà ông Trường nêu ra đúng những chưa toàn diện, nên khó có thể gọi là "toàn cảnh" hoặc nếu gọi là "toàn cảnh" thì chỉ là toàn cảnh cái ngọn, mà chưa nêu bật được cái gốc của vấn đề.
 
Vậy cái gốc của vấn đề là gì ?
 
Theo tôi hiểu, và cũng là kinh nghiệm sống lăn lộn với nông dân, sống trong lòng nông dân, tôi không dám chủ quan, nhưng tôi hiểu vấn đề khác một chút.
 
Ai cũng biết, nước ta vốn là một nước nông nghiệp, từ lâu lại là một nền nông nghiệp lúa nước, hầu như nhiều vùng rộng lớn độc canh lúa, vì thế nông nghiệp nước ta, kể cả khi được hợp tác hóa ở miền Bắc và sau giải phóng ở miền Nam, nông dân nói riêng và những người làm nông nghiệp nói chung vẫn chỉ chú trọng giải quyết gạo đủ ăn là chính. Sau "đổi mới" khi nông dân cả nước được "cởi trói" một phần, dường như nông nghiệp đã thu được nhiều tiến bộ rõ rệt, nhất từ chỗ thiếu ăn đến chỗ có dư lương thực (thóc gạo) để xuất khẩu, và đời sống nông dân được cải thiện một phần, các tầng lớp nhân dân trong cả nước không phải chạy cái ăn "toát mồ hôi" như hồi trước. 

Nhưng nhìn vào nông nghiệp nhất là hiện nay- ta quan niệm nông nghiệp bao gồm lâm nghiệp. diêm nghiệp (làm muối), ngư nghiệp và một số cơ quan khoa học kỹ thuật hỗ trợ sản xuất và chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp- nhìn cho thấu đáo thì, sau gần ba mươi năm "đổi mới" rồi mà nông nghiệp nước ta vẫn chưa chuyển được nhiều, chứ chưa nói đến một nền nông nghiệp hiện đại.
Vấn đề cốt tử đối với nông nghiệp của nước ta là tài nguyên thiên nhiên và tư liệu đặc biệt. Người canh tác cây trồng (gồm lúa và một số cây trồng mùa vụ khác), chăn nuôi gia súc nhỏ và gia súc lớn, vẫn quy mô gia đình và nhỏ lẻ là chính, thì rất cần có tư liệu đặc biệt là đất đai, nói một cách khác là đất canh tác.

 Hồi mới thành lập (1930), trong Cương lĩnh của Đảng do Ông Trần Phú soạn và BCH trung ương thông qua, ghi rõ "phấn đấu thực hiện người cày có ruộng" Chính khẩu hiệu này đồng thời cũng là nguyện vọng tha thiết của nông dân nên có sức cổ vũ, tập hợp khai thác sức mạnh của nông dân "đi theo Đảng làm cách mạng". Chính nông dân là lực lượng đông đảo, trung thành và cống hiến hết sức to lớn, hi sinh vô hạn độ cho sự nghiệp cách mạng, để cách mạng có thể giành được thắng lợi, như mọi người đã biết.

 Nhiều cụ già nông dân, nhất là ở miền Bắc còn nhớ như in ngày được chia ruộng sau cải cách ruộng đất. Đó là những ngày vui. Giá như không có sai lầm CCRĐ thì niềm vui của nông dân được nhân lên gấp bội. Tuy nhiên, "ngày vui chửa tày gang", sau sửa sai, đến năm 1958, mền Bắc rầm rộ xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp và ba mươi năm của phong trào này đã dồn nông dân đến chân tường, một bộ phận nông dân nghèo hoặc bị thiên tai nặng đã lâm vào cảnh đói kém. Người ta sợ "nông dân sẽ thành tư bản" khi nhận ra sai lầm của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, người ta đổi mới từng phần dưới hình thức "khoán hộ". Tuy mới làm nửa vời, nhưng nhờ có "khoán hộ", nông dân đã được cởi trói một phần, sức sản xuất nông nghiệp bước đầu đem lại hiệu quả và đẩy lùi được nạn đói. 

Tuy nhiên, sau ba mươi năm, nông dân không còn được làm chủ mảnh đất của mình nữa, vẫn chỉ là người "làm khoán" mà thôi, chưa có cách gì đổi mới hơn trong nông nghiệp và thái độ đối xử với nông dân còn qua tệ bạc, để có thể khai thác sức mạnh của nông dân như khi họ được quyền sở hữu ruộng đất của họ. Năm 1993, ta cho họ sử dụng 20 năm. Mới chỉ là quyền sử dụng thôi, cho nên họ chưa thật mặn mà với ruộng đất lắm, thậm chí nhiều nông dân Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định và một số nơi ở miền Nam, nông dân lại chán ruộng..Rõ ràng, không được sở hữu tư liệu đặc biệt là đất canh tác thì canh tác cũng chưa toàn tâm toàn ý, và hạn chế phát triển. 

Thế còn đất rừng và rừng? Người nông dân miền núi, người làm lâm nghiệp có được là các "chủ rừng" hay là giao cho ai đó, thậm chí cho cả người nước ngoài? Do đó, nạn phá rừng cứ triền miên, nhiều khu rừng kể cả rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh vẫn bị phá. Giá như người miền núi, người chuyên sống bắng lâm nghiệp được thật sự làm chủ rừng và đất rừng thì chẳng ai lại đi phá của cải của chính mình.

 Bà con ngư dân sống ờ biển và sản phẩm từ biển, nhưng lại chưa có quyền làm chủ biển khơi, ấy là chưa nói đến việc nuôi trồng thủy sản trong đất liền cũng bị coi nhẹ và chưa có được chính sách rõ ràng giao cho chủ "sở hữu hay chủ sử dụng" Chính sách đối đãi với ngư dân mới chỉ nặng về động viên họ "khai thác" chứ chưa coi trọng tăng cường chăm sóc lực lượng con người làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ biển. Còn người làm muối vẫn bị bạc đãi, được mùa muối thì giá lại rẻ, đời sống diêm dân vẫn vô cùng khó khăn...
Chừng nào những điều cơ bản ấy chưa được giải quyết, thì "màu xám" trong nông nghiệp, trong nông dân còn "xám xịt" hơn, coi chừng lại lâm vào cảnh " đen tối" hơn cả ngày xưa  !


14/03/2014

Bauxite Việt Nam

Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp

Tô Văn Trường

Cuối năm 1996, khi về nước nhận nhiệm vụ mới, nhiều lần tôi đã phát biểu và viết góp ý với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT về chiến lược phát triển nông nghiệp của nước nhà. Trong đó, đáng chú ý nhất là: Bộ ta xưa nay chỉ mới chú trọng phát triển nông nghiệp vì vế đầu của Bộ là nông nghiệp nên không có gì lạ. Tuy nhiên, đây chỉ là phần ngọn, cái gốc là phải phát triển nông thôn vì liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông), giáo dục, khoa học công nghệ vv… sẽ là nền tảng để phát triển nông nghiệp vv...

Thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Lê Huy Ngọ tuy chưa phải như ý nhưng để lại nhiều dấu ấn, kể cả phát triển thủy lợi. Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người “đỡ đầu” cho Bộ trưởng Cao Đức Phát nhưng có lần ông cũng phải phát biểu: “Thử hỏi chục năm nay lĩnh vực nông nghiệp đã làm gì cho đất nước”?

Chia sẻ với bức xúc của ông Tạn, tôi tự đi tìm câu trả lời có thể tóm tắt như sau:

Tăng trưởng nhưng không bền vững: Dựa vào tăng diện tích, tăng sử dụng đầu vào. Sử dụng phân bón của Việt Nam tăng từ 7,2 triệu tấn năm 2005 lên khoảng 11 triệu tấn hiện tại.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp suy giảm: (năm 2011 là 4,0%, năm 2012 là 2,68%, năm 2013 khoảng 2,67%) trong khi cầu và giá nhiều nông sản giảm mạnh như giá gạo giảm 18,7%, cà phê giảm 26,6%, cao su giảm 11,7% .

Không hiệu quả: Năng suất lao động nông nghiệp quá thấp, tổn thất sau thu hoạch quá lớn, v.v., sản xuất không theo định hướng thị trường; Năng suất cây trồng vật nuôi thấp, một số cây trồng vật nuôi không thay đổi nhiều năm nay như mía đường, đậu tương, bông vải.

Khối lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác (gạo của Thái, Ấn Độ, Pakistan, v.v.), tham gia phân khúc thấp của thị trường do vấn đề chất lượng, tổ chức sản xuất, tỷ lệ trả về của nông sản xuất khẩu cao so với các nước xuất khẩu khác, v.v.

Ngành chế biến nông sản kém phát triển, giá trị gia tăng thấp, ít thương hiệu được thừa nhận.

Tổ chức quản lý nhà nước yếu kém: Hiệu suất, hiệu quả hoạt động kém (ví dụ tổ chức ngành chăn nuôi, ngành kiểm lâm, v.v.). Vấn đề chất lượng của cả đầu vào và đầu ra không kiểm soát được. An toàn thực phẩm ở mức báo động. Thị trường phân bón, thuốc trừ sâu bát nháo, chất lượng kém. Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan không được kiểm soát, gây thiệt hại cho nông dân và xã hội.

Quá chú trọng vào an ninh lương thực quốc gia mà quên đi an sinh của nông dân. Nông dân không có tiếng nói trong sản xuất nông nghiệp, trở thành người phải chịu trách nhiệm về an ninh lương thực cho cả nước và thế giới.

Lần đầu tiên cơ cấu chuyển dịch ngược (giá trị sản lượng chăn nuôi giảm).
Nghị quyết 26 của Đảng đề ra mục tiêu về hiện đại hóa ngành nông nghiệp nhưng hiện tại sau 5 năm nghị quyết ra đời và 3 năm chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào thực hiện, chưa thấy có dấu hiệu ngành nông nghiệp hiện đại hóa.

Gần như tất cả các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đều trong cảnh nợ nần và trên bờ phá sản (chè, cà phê, mía đường, công ty chăn nuôi…). Khách quan đánh giá lỗi này có cả của Đảng và Nhà nước.
Khuyến nông không hiệu quả (Nghị định 02), chủ yếu làm công tác trình diễn, giới thiệu sản phẩm cho các công ty.

Thị trường giống (cây và con) rơi vào tay các công ty nước ngoài è nguy cơ mất an ninh giống.

Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp không có đổi mới, kinh tế tập thể như hợp tác xã tiếp tục yếu kém.

Không thực hiện được Quy hoạch sản xuất với nhiều ngành (ví dụ: tiêu, hay cao su vượt hàng 100 ngàn ha, sản lượng lúa tăng trong khi thị trường khó khăn, hô hào chuyển đổi cây trồng cũng không có tác dụng là bao). Không có dự báo phân tích thị trường.

Chảy máu chất xám ngành nông nghiêp: Nhiều lĩnh vực không còn chuyên gia giỏi như đất đai, phân bón. Không có những nghiên cứu cơ bản (ví dụ trong lĩnh vực tài nguyên đất, phân bón kể cả thủy lợi).

TRÁCH NHIỆM CỦA TƯ LỆNH NGÀNH (BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT)

10 năm ở vị trí tư lệnh không thể nói là không đủ thời gian.
Yếu kém ngành nông nghiệp trước hết thuộc về tư lệnh ngành (Bộ trưởng).

Thử giải thích những yếu kém này có nguyên nhân từ đâu?

- Hãy xem một số sản phẩm có thương hiệu: “con vịt béo”

o Tầm nhìn (Vision) của Bộ Nông nghiệp tên rất tây nhưng đọc chẳng ai hiểu và ký xong năm 2009 đến nay không ai nhớ.

o GMO câu nói nổi tiếng của bộ trưởng Cao Đức Phát “người ta sợ ma vì không biết ma thế nào” và lập luận theo kiểu 1+1 = 2: thiếu ngô để chăn nuôi phải tăng sản lượng è tăng năng suất è dùng giống biến đổi gien; hay lập luận: giá lúa thấp vì sản lượng nhiều thì phải giảm sản lượng lúa và vì vậy phải chuyển đổi một phần đất lúa sang đất ngô, đậu tương, v.v. Tuy nhiên lập luận này không tính đến quyền lợi của người nông dân và điều kiện thực tế ở địa phương, đó là sự phù hợp của cây ngô/ngô biến đổi gien/đậu tương đối với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, văn hóa, tập quán canh tác của địa phương, khả năng cạnh tranh của các cây này trên địa bàn, thị trường đầu ra cho sản phẩm.

o Ai có thể đảm bảo rằng nếu chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang đất ngô hay đậu tương thì giá lúa sẽ tăng lên và người dân sẽ có lãi, đồng thời ai có thể đảm bảo những người nông dân phải chuyển đổi đất lúa sang cây khác có thể bán được sản phẩm và có thu nhập cao hơn trồng lúa? Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Khi nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang trồng ngô và đậu tương họ đã không thể tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, chưa kể đất lúa ở ĐBSCL vốn chỉ có cây lúa là phù hợp nhất, nay chuyển đổi sang cây trồng khác thì chẳng phải là đi ngược qui luật kinh tế, chuyển từ cây có lợi thế sang cây yếu thế hay sao?

o Chương trình kho chứa 4 triệu tấn gạo và tạm trữ nông sản: Mãi vẫn là giải pháp tình thế!?

o Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ra đời rất “đúng lúc”, ngay sau khi Chính phủ có tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng ai đã từng đọc rất khó hiểu và còn quá sớm để nói về kết quả.
o Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, kể cả đấu thầu công khai minh bạch đã qua hội đồng khoa học tuyển chọn nhưng khi trình lên bộ trưởng tự ý xóa bỏ chỗ này, cho chỗ khác theo cảm tính của riêng mình vv...

o Cho thuê rừng đầu nguồn, tuy là địa phương thực hiện ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng, vậy vai trò trách nhiệm của Bộ ở đâu?

o Quy hoạch kiểm soát lũ ở ĐBSCL được Thủ tướng phê duyệt năm 1999 hạn chế phát triển vụ 3 nhưng dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát đã phá vỡ quy hoạch đưa vụ 3 thành chính vụ, gây bất cập cả về đê bao, bờ bao và đầu ra của thị trường.
o Riêng đối với tội làm suy yếu ngành thủy lợi, lòng người ly tán tôi sẽ nói trong dịp khác.

o Kết luận:

- Bộ trưởng Cao Đức Phát không đủ tâm và tầm, luôn lãnh đạo bằng uy quyền, làm hỏng cả ngành nông nghiệp. Mỗi lần ra Quốc hội điều trần cũng lúng túng, loanh quanh thua xa người tiền nhiệm.

- Nhớ lại, thời gian tôi còn làm Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam có lần phát biểu công khai, phản ứng với cách điều hành của Bộ trưởng, đại ý như sau: “Ở cuộc họp này anh Phát là lãnh đạo cao nhất. Đề nghị Bộ trưởng không nên cắt ngang ý kiến của người khác. Cần nói rõ mỗi người đươc phát biểu bao nhiêu phút, trọng tâm là gì, lãnh đạo không lắng nghe thì làm sao nắm bắt được tình hình thực tế và nguyện vọng của cấp dưới…” Mặc dù, anh Phát phật lòng ra mặt nhưng tất nhiên không dám cắt ngang khi tôi phát biểu. Tiếc rằng căn bệnh gia trưởng, của anh Phát ngày càng phát triển thành trọng bệnh như ngày nay.

- Đì sát ván những người có chính kiến khác với mình, điển hình là thứ trưởng giáo sư Đào Xuân Học và hàng loạt những người bên thủy lợi bị “vạ lây”!.

- Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế (Anh Phiệt) không thể chịu được thói gia trưởng luôn xỉ vả cấp dưới, đã công khai phản ứng và nghỉ việc đi nơi khác.

- Gần đây nhất là lấy danh nghĩa Ban cán sự ra chủ trương điều giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam sang làm Tổng cục phó Tổng cục thủy lợi phía Nam, trong khi anh Hùng chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa là nghỉ hưu, đang là chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC 08/11-15 của Bộ KHCN và hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh của Viện.

- Xây dựng tên Tầm nhìn rất tây, nhưng kết quả ta è lòe thiên hạ.

- Không có chiến lược, kế hoạch rõ ràng, điều hành theo kiểu “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”.

- Không sử dụng trí thức (xem kỹ bổ nhiệm các đầu ngành hiện nay ở Bộ).

- Chủ nghĩa cơ hội.

Đề nghị GSTS Bùi Thị An, với trách nhiệm là Ủy viên Ủy ban KHCN của Quốc hội xem xét, thẩm tra, kịp thời lên tiếng về việc “rung chuyển cán bộ” PGS Lê Mạnh Hùng để bảo vệ danh dự của nhà khoa học.

T.V.T.

No comments:

Post a Comment