Sunday, March 30, 2014

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh

Tranh chấp biển Đông: Philippines nộp biên bản luận chứng

Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario của Philippines nói nhóm phụ trách pháp lý của Philippines đã đệ gần 4.000 trang tài liệu luận chứng cho tòa án quốc tế ở La Haye

 
Thứ Hai, ngày 31/3/2014 - 01:55

Đội ngũ luật sư quốc tế giúp Philippines hoàn thành 4.000 trang luận chứng.

Ngày 30-3, Ngoại trưởng Albert del Rosario thông báo Philippines đã nộp biên bản luận chứng cho Tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp biển Đông.

Báo Inquirer (Philippines) đưa tin biên bản luận chứng gồm 10 tập.

Trong tập 1, Philippines phân tích các văn bản luật có thể áp dụng và các bằng chứng liên quan. Philippines cũng chứng minh Tòa án trọng tài quốc tế có quyền tài phán đối với vụ khiếu nại của Philippines đồng thời kiến nghị các biện pháp khắc phục.

Các khiếu nại bao gồm: 

- Đường chín đoạn của Trung Quốc ở biển Đông là bất hợp pháp vì vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển.

- Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng các kiến trúc trên một số bãi đá, bãi cạn ở biển Đông vốn nằm trong thềm lục địa của Philippines hoặc đáy biển quốc tế. 

- Trung Quốc cản trở Philippines thực thi các quyền hợp pháp ở vùng biển thuộc chủ quyền Philippines ở biển Đông.

Ngày 29-3, các nhà báo Philippines đi trên tàu chính phủ đến bãi cạn Ayungin đã phản ứng khi tàu cảnh sát biển Trung Quốc chặn đường. Ảnh: REUTERS

Trong chín tập còn lại, Philippines đưa ra các bằng chứng văn bản và 40 bản đồ chứng minh khiếu nại của Philippines có cơ sở pháp lý.

Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết biên bản luận chứng là nỗ lực to lớn của đội ngũ pháp lý do Tổng biện lý Francis Jardeleza đứng đầu cùng đội ngũ luật sư từ các cơ quan ban ngành như Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng tổng thống.

Ông cảm ơn đội ngũ luật sư quốc tế do luật sư Mỹ Paul Reichler làm trưởng nhóm đã hướng dẫn Philippines soạn thảo biên bản biện chứng.

Ông cho biết bước tiếp theo của vụ kiện là Trung Quốc nộp biên bản luận chứng phản bác biên bản của Philippines. Về phần này, chưa rõ Trung Quốc có tiến hành hay không vì Trung Quốc đã tuyên bố không tham gia vụ kiện.

Theo quy tắc tố tụng, Tòa án trọng tài quốc tế sẽ quyết định các bước tiếp theo và hướng dẫn cho các bên.

Ông nhấn mạnh mục đích tối thượng của việc nộp biên bản luận chứng là bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo đảm tương lai của con em Philippines, quyền tự do hàng hải đối với các quốc gia, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

Cùng ngày, báo Sun Star (Philippines) đưa tin Phó Tổng thống Jejomar Binay tuyên bố hy vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng tiến trình phân xử tại Tòa án trọng tài quốc tế và tôn trọng phán quyết của tòa án.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết vì Trung Quốc quyết định không tham gia vụ kiện nên Tòa án trọng tài quốc tế có thể sớm đưa ra phán quyết vào năm sau.

Người phát ngôn của Bộ nói Philippines đang cân nhắc gửi công hàm ngoại giao phản đối sau khi tàu cảnh sát biển Trung Quốc tìm cách chặn tàu chính phủ Philippines trên đường chở đồ tiếp tế đến bãi cạn Ayungin hôm 29-3.

Ngày 29-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tàu Philippines chở đồ tiếp tế đến bãi cạn Ayungin chỉ nhằm kích động vấn đề biển Đông.

LÊ LINH


Ông Ramon Casiple, Giám đốc điều hành Viện Cải cách bầu cử và chính trị ở Manila, cho rằng việc Trung Quốc từ chối tham gia tiến trình phân xử ở Tòa án trọng tài quốc tế sẽ khiến Trung Quốc thua thiệt về pháp lý và công luận. Ông nhận định vụ kiện có thể gây thêm căng thẳng và Trung Quốc có thể điều tàu đến chiếm giữ các bãi cạn của Philippines. 

VOA

Tin tức / Thế giới / Châu Á

Philippines đệ trình luận chứng vụ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế

Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario của Philippines nói nhóm phụ trách pháp lý của Philippines đã đệ gần 4.000 trang tài liệu luận chứng cho tòa án quốc tế ở La Haye
Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario của Philippines nói nhóm phụ trách pháp lý của Philippines đã đệ gần 4.000 trang tài liệu luận chứng cho tòa án quốc tế ở La Haye

 
Simone Orendain

BIỂN ĐÔNG -Bài đăng : Chủ nhật 30 Tháng Ba 2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 30 Tháng Ba 2014

Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây 

 

Tàu tuần duyên Trung Quốc đang tìm cách cắt đường tàu tiếp tế Philippines trên đường đến bãi Second Thomas Shoal (Trường Sa) ngày 29/03/2014. Ảnh của phóng viên Reuters trên tàu Philippines.
Tàu tuần duyên Trung Quốc đang tìm cách cắt đường tàu tiếp tế Philippines trên đường đến bãi Second Thomas Shoal (Trường Sa) ngày 29/03/2014. Ảnh của phóng viên Reuters trên tàu Philippines.
REUTERS/Erik De Castro

Trọng Nghĩa

Tại khu vực Bãi Second Thomas Shoal (tên Việt Nam : Bãi Cỏ Mây ; tên Philippines : Ayungin; tên Trung Quốc : Nhân Ái) hiện do Manila kiểm soát, nhưng đang bị tuần duyên Trung Quốc phong tỏa, vào hôm qua 29/03/2014, một chiếc tàu tiếp tế Philippines đã vượt qua được vòng vây của tuần duyên Trung Quốc để đổ bộ lên bãi. Ngoài ra, thất bại của tàu Trung Quốc trong việc ngăn chặn diễn ra dưới sự chứng kiến tận mắt của truyền thông quốc tế.


Sau thất bại hôm 09/03, khi hai tàu tiếp tế dân sự của mình - bị tuần duyên Trung Quốc phong tỏa bãi Second Thomas Shoal chặn đường - phải trở lui, vào hôm qua, Manila lại phái một con tàu khác đến tiếp tế cho đơn vị Thủy quân lục chiến của Philippines đồn trú tại đấy. Điểm khéo léo của Chính quyền Manila lần này là cho nhiều nhà báo quốc tế đi theo chiếc tàu tiếp liệu.

Theo tường trình của hãng tin Anh Reuters, hành trình của chiếc tàu Philippines - thuộc loại nhỏ - diễn ra suôn sẻ cho đến lúc bị một chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc phát hiện khi cách bãi Second Thomas Shoal khoảng một tiếng đồng hồ. Tàu Trung Quốc đã tăng tốc và đến kèm sát bên trái chiếc tàu Philippines, hụ còi cảnh cáo ít nhất ba lần.

Sau vài phút, tàu Trung Quốc chạy chậm lại, vào lúc một tầu tuần duyên lớn hơn xuất hiện, di chuyển nhanh để vượt lên cắt ngang đường đi của tàu Philippines.

Phía Trung Quốc đã dùng tiếng Anh gọi radio cho tàu Philippines, cảnh cáo rằng con tàu đã đi vào « lãnh thổ Trung Quốc ». Thuyền trưởng chiếc tàu dân sự Philippines đã trả lời rằng nhiệm vụ của ông là đến tiếp tế cho quân đội Philippines đồn trú trên bãi.

Thay vì dừng lại hoặc trở lui, chiếc tàu Philippines đã tăng tốc độ, lách chiếc tàu Trung Quốc ở phía trước và rốt cuộc đã chạy được vào vùng biển nông mà tàu tuần duyên Trung Quốc không thể tiếp cận.

Thế là sau đó chiếc tàu đã cặp được vào bãi Second Thomas Shoal, và đưa lương thực, nước uống lên trên chiếc tàu cũ mắc cạn trên bãi được dùng làm chỗ ở cho tám người lính Thủy quân lục chiến Philippines có nhiệm vụ canh giữ bãi này.

Tất cả các động thái ngăn chặn, hù dọa của Trung Quốc, cũng như phản ứng kiên quyết và khéo léo của chiếc tàu Philippines, đã diễn ra dưới sự chứng kiến của một phái đoàn nhà báo, kể cả nhà báo quốc tế, đi theo chuyến tàu.

Ngoài ra, còn có một phi cơ Hải quân Mỹ, một máy bay quân sự Philippines và một phi cơ Trung Quốc cũng bay trên không, theo dõi chiếc tàu Philippines vào những thời điểm khác nhau.

Theo ghi nhận của hãng Reuters, vụ săn đuổi hôm thứ Bảy là một biểu hiện cụ thể hiếm thấy về tình hình căng thẳng thường xuyên diễn ra trên vùng Biển Đông, một trong những điểm nóng của khu vực. Vụ này cũng là một lời cảnh tỉnh, cho thấy rõ thái độ vô cùng quyết đoán của Bắc Kinh trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền trên những khu vực rất xa bờ biển Trung Quốc.

Có thể nói là khi cho phóng viên quốc tế tháp tùng theo con tàu, chính quyền Manila đã thành công trên mặt trận truyền thông, nêu bật được thế ỷ mạnh hiếp yếu của Bắc Kinh.

Dù đã tiếp tế thành công, nhưng chính quyền Manila vẫn xem xét khả năng chính thức phản đối Bắc Kinh về mưu toan ngăn chặn thứ hai này.

Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này vào tối hôm qua đã lên tiếng cho rằng hành động của Philippines không ảnh hưởng đến thực tế là bãi này thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và Bắc Kinh « sẽ không bao giờ chấp nhận việc Philippines chiếm giữ bãi Nhân Ái (tên Trung Quốc đặt cho Second Thomas Shoal) dưới bất kỳ hinh thức nào ».

No comments:

Post a Comment