Tuesday, April 1, 2014

Bà Helen Clark:Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

English

Bài phát biểu của bà Helen Clark, Tổng giám đốc, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Hội thảo quốc tế: Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

24 thg 3 2014

image

Tôi rất hân hạnh được phát biểu tại Hội thảo quốc tế “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam”. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) rất hân hạnh được cùng Chính phủ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo này.

Chủ đề của Hội thảo, Cải cách Kinh tế vì Tăng trưởng Bao trùm và Bền vững, rất phù hợp đối với Việt Nam và thế giới nói chung.

Hai thập kỷ qua, hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực, được xác định với mức thu nhập dưới 1,25 đô-la mỗi ngày, và mức thu nhập của triệu, triệu người khác trên ngưỡng này cũng đã được nâng cao. Việt Nam tự hào về phần đóng góp của mình vào câu chuyện thành công này.

Tuy nhiên, ước tính còn 1,2 tỷ người vẫn phải sống trong cảnh nghèo cùng cực, 870 triệu người phải chịu đói khi đi ngủ mỗi tối, 1,3 tỷ người không có điện để sử dụng và gần 2,5 tỷ người không tiếp cận được điều kiện vệ sinh tốt hơn, như các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đề ra.

Các con số đó đưa ra một thông điệp quan trọng: trong các thập kỉ qua mặc dù tốc độ tăng trưởng cao ở nhiều quốc gia, tăng trưởng đã thường không bao trùm và bền vững, những người nghèo và dễ bị tổn thương trên thế giới và các quốc gia vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức phát triển đáng kể. 

Hội thảo này được tổ chức vào thời điểm quan trọng của Việt Nam. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân 7,3% từ năm 1990 đến năm 2010, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và thu nhập theo đầu người cũng tăng gấp gần 5 lần trong thời kỳ này. Tình trạng nghèo cùng cực giảm từ 63,7% năm 1993 xuống còn 4,3% năm 2010, và hơn 97% hộ gia đình Việt Nam được sử dụng điện và các nguồn năng lượng hiện đại khác. Việt Nam cũng đạt được những bước tiến quan trọng về bình đẳng giới, bao gồm cả ở lĩnh vực giáo dục, việc làm và y tế.

Thành tựu về kinh tế và xã hội của Việt Nam đã cải thiện cuộc sống của rất nhiều người dân, xong vẫn còn có các thách thức quan trọng. Mặc dù mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tương đối thấp ở Việt Nam so với nhiều nền kinh tế mới nổi khác, chênh lệch về thu nhập và phi thu nhập giữa các vùng, miền và các nhóm dân cư đã đang gia tăng; cảm nhận về bất bình đẳng cũng gia tăng, cả về tiếng nói và quyền lực. Trong khi tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động là khá cao, ở mức 72%, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới trong những năm gần đây có khoảng cách về tiền công giữa nam và nữ đang gia tăng. Chênh lệch giữa các dân tộc thiểu số và nhóm dân cư khác ở Việt Nam cũng là đáng kể.

Đối mặt với phát triển kinh tế chậm lại, Chính phủ Việt Nam đang tích cực hình thành các cải cách kinh tế “thế hệ hai” để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và đảm bảo tiếp tục các tiến bộ kinh tế xã hội đáng ghi nhận trong hai thập kỉ qua. Các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững sẽ là quan trọng cho thành công của các cải cách đó, để đảm bảo cho mọi người dân Việt Nam, hiện nay và trong tương lai, được hưởng lợi từ tăng trưởng. Bền vững về môi trường cũng cần dược đề cập như một phần không thể tách rời trong các chiến lược đó. Hiện nay, cường độ sử dụng năng lượng ở Việt Nam rất cao và lượng phát thải khí nhà kính tăng lên nhanh chóng.

Báo cáo Phát triển con người năm 2013 của UNDP, với tiêu đề “Sự trỗi dậy của phương Nam: Tiến bộ của loài người trong một thế giới đa dạng”, đã ghi nhận Việt Nam là một trong những nước rất năng động và thành công lớn với tiến bộ về phát triển con người đặc biệt nổi bật. Bên cạnh đó, Báo cáo này lập luận rằng, nếu muốn tiếp tục thành công trong sự nghiệp phát triển con người trên toàn cầu, cần đi theo các con đường phát triển bao trùm và bền vững.

Trong những ý kiến bình luận của tôi ngày hôm nay, tôi sẽ xem xét một số nguyên nhân vì sao các mô hình phát triển hiện nay trên toàn cầu không đưa đến sự tăng trưởng bao trùm và bền vững. Sau đó, tôi sẽ đưa ra một số cách nhìn về việc Việt Nam làm thế nào để đề cập những vấn đề này trong chương trình cải cách của mình.

Tăng trưởng bao trùm và bền vững  – vì sao lại quan trọng và vì sao các mô hình phát triển hiện nay không dẫn đến đó?

Xóa nghèo, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy phát triển thân thiện với môi trường đang xác định những thách thức của thời đại chúng ta.

Tháng 9 mới rồi, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và cá nhân tôi đã công bố bản báo cáo đối thoại toàn cầu về chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 do hệ thống các tổ chức phát triển của Liên Hợp Quốc thúc đẩy. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tổ chức cuộc tham vấn toàn diện cấp quốc gia như một phần của quá trình này.

Những phát hiện từ cuộc đối thoại toàn cầu chứa đựng những thông điệp quan trọng. Ý kiến phản hồi cho thấy người dân mong muốn giải quyết bất bình đẳng, giữa phụ nữ và nam giới, giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm dân tộc khác nhau, hay giữa người nghèo và người giàu, và theo các chiều cạnh khác nhau. Người dân cũng đòi hỏi phải có một nền quản trị quốc gia tốt hơn, có khả năng cung cấp các dịch vụ và phân bổ các nguồn lực một cách công bằng.

Một báo cáo mới đây của UNDP đã đưa ra ý kiến bình luận về những thách thức này. Báo cáo “Nhân loại bị chia rẽ – Đương đầu với tình trạng bất bình đẳng ở các nước đang phát triển” ghi nhận tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng và dai dẳng trong một thế giới giàu sang là nghịch lý của thời đại chúng ta. Báo cáo cho thấy bất bình đẳng về thu nhập trung bình ở cấp toàn cầu, và ở một số vùng đã gia tăng như thế nào trong hai thập kỷ qua, ngay cả khi các nền kinh tế vẫn tăng trưởng và mức độ nghèo đói toàn cầu vẫn giảm.

Ở châu Á, xu hướng này đặc biệt rõ ràng: mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng, đa số dân cư của khu vực hiện nay đang sinh sống ở những xã hội bất bình đẳng nhiều hơn so với hai thập kỷ trước.

Tình trạng bất bình đẳng tác động tiêu cực đến phúc lợi của người dân và triển vọng của toàn xã hội. Ví dụ, bất bình đẳng về thu nhập cản trở tăng trưởng dài hạn và hạn chế tác động giảm nghèo của tăng trưởng. Bất bình đẳng về thu nhập cũng gắn liền với hàng loạt các thành quả nghèo nàn về mặt xã hội, từ tình trạng sức khỏe và giáo dục thấp kém đến tỷ lệ tội phạm cao hơn.  Bất bình đẳng cũng có thể gây nên bất ổn về chính trị, làm xói mòn gắn kết xã hội và tính hợp pháp của chính phủ; nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực ra quyết định cần thiết cho cải cách.

Nhưng, sự nới rộng khoảng cách về thu nhập, tài sản hay các chiều khác về phúc lợi, không phải là cái giá phải trả không thể tránh khỏi để thúc đẩy sự nghiệp phát triển. Báo cáo mới đây của UNDP về tình trạng bất bình đẳng liệt kê nhiều nước đã thành công trong việc giảm đáng kể sự bất bình đẳng về thu nhập và phi thu nhập thông qua sự kết hợp các chính sách tiến bộ về kinh tế và xã hội. Ví dụ, kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc ở khu vực này cho thấy có thể đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng song song với việc bất bình đẳng giữ ở mức thấp và thậm chí có thể giảm.

Thách thức đối với tính bền vững về môi trường cũng là một vấn đề nổi bật trong các cuộc tham vấn toàn cầu về chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015. Có nhận thức rộng rãi về chi phí cao mà các con đường phát triển và tăng trưởng truyền thống gây ra cho các hệ sinh thái, trong đó có hình thái khí hậu xung quanh chúng ta.

Suy cho cùng, như đã được nêu bật trong Báo cáo Phát triển con người năm 2011 của UNDP “Bền vững và bình đẳng: một thế giới tốt hơn cho tất cả mọi người”, nỗ lực theo đuổi bình đẳng và bền vững có quan hệ khăng khít với nhau: một mục tiêu sẽ không thể đạt được nếu thiếu mục tiêu kia.

Các yếu tố căn bản đã hạn chế tính bền vững và tính bao trùm của tăng trưởng đến nay bao gồm:

  1. Tăng trưởng diễn ra không đồng đều giữa các ngành và các địa phương: giữa các khu vực thành thị và nông thôn và giữa các tỉnh, các vùng miền và các nước. Gần ba phần tư người nghèo trên thế giới đang sinh sống ở khu vực nông thôn trong khi tăng trưởng ở nhiều nước lại tập trung ở các khu vực thành thị và/hoặc ven biển. Ở Việt Nam chín mươi phần trăm người nghèo và chin mươi tư phần trăm người nghèo cùng cực của Việt Nam đang sinh sống ở khu vực nông thôn.  Ở một mức độ nào đó, đây là sản phẩm phụ của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, nhưng vẫn có thể tìm được các cách thức đảm bảo cân bằng và tính bao trùm tốt hơn trong quá trình phát triển, để không ai bị tụt hậu.
  2. Việc làm và sinh kế là những phương tiện quan trọng hàng đầu để người dân tham gia vào nền kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm so với tăng trưởng GDP còn thấp, thậm chí còn suy giảm ở nhiều nước. Gần 202 triệu người thất nghiệp trên toàn thế giới năm 2013 – tăng gần 5 triệu người so với năm 2012. Phần lớn sự gia tăng thất nghiệp toàn cầu xảy ra ở các nước Đông Á và Nam Á, cả hai khu vực này chiếm 45% của số gia tăng ước tính về người tìm kiếm việc làm trên toàn thế giới trong năm 2013.  Sự thâm dụng vốn ngày càng tăng trong các nền kinh tế cũng tác động đến việc làm, nhưng thách thức vẫn là làm sao để có thể dịch chuyển sản xuất lên các phân đoạn cao hơn của chuỗi giá trị cũng như tạo thêm nhiều việc làm tốt hơn.
  3. Các chênh lệch lớn về nắm giữ tài sản, trong đó có đất đai, và  tiếp cận bất bình đẳng tới các hàng hóa và dịch vụ có chất lượng như giáo dục, y tế, tín dụng, hạ tầng cơ sở và bảo trợ xã hội đã ngăn cản người nghèo tham gia đầy đủ vào và hưởng lợi từ tăng trưởng, do đó làm nghiêm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng về thu nhập hiện nay.
    Ở châu Á, chi tiêu công cho giáo dục và y tế vẫn thấp hơn so với các khu vực khác. Ở Việt Nam, mặc dù chi tiêu công cho giáo dục và y tế, đo theo phần trăm của GDP, cao hơn so với một số nước trong khu vực, nhưng tính hiệu quả của chi tiêu công vẫn tồn tại như một vấn đề cần giải quyết. Ở châu Á, độ bao phủ của bảo trợ xã hội nhìn chung thấp hơn so với ở các khu vực mới nổi như Mỹ La-tinh và Đông Âu. Nhiều người dân vẫn không tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính quy.
  4. Bản chất của quá trình toàn cầu hóa và sự dịch chuyển của các chuỗi giá trị toàn cầu cũng là một yếu tố hạn chế tính bao trùm. Mặc dù các yếu tố như tính cạnh tranh thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công nghệ mới tạo ra các cơ hội cho những nước như Việt Nam, nhưng những yếu tố này lại thường dẫn đến thâm dụng vốn sâu hơn và cầu ngày càng cao đối với lao động kĩ thuật, mức thù lao của người lao động kĩ thuật cũng tăng nhanh hơn mức thù lao của người lao động giản đơn. Thực tế này, đặc biệt là khi kết hợp với các chính sách thị trường lao động làm suy yếu vị thế mặc cả của người lao động giản đơn, có thể càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng về thu nhập hiện nay.
  5. Các mô hình tăng trưởng hiện nay cũng đã trở nên hưng thịnh nhờ các phương thức tiêu thụ và sản xuất không bền vững, đặc biệt ở các nước công nghiệp, Các phương thức này đang đẩy tới các giới hạn về môi trường của hành tinh chúng ta ở một số lĩnh vực.

    Ví dụ, lượng phát thải khí nhà kính, sự biến mất của đa dạng sinh học và hiện tượng a-xít hóa đại dương đang gia tăng đến mức báo động. Thực vậy, theo một số tính toán, hơn 60% các hệ sinh thái và các dịch vụ liên quan mà loài người phụ thuộc vào đã xuống cấp, bị khai thác quá mức hay đã bị biến mất hoàn toàn.

    Hai thập kỷ trước đây, việc ứng phó biến đối khí hậu không phải là một yếu tố quan trọng trong tư duy phát triển. Ngày nay, vấn đề này là ưu tiên cao trong chương trình nghị sự toàn cầu, vì thế giới đã chứng kiến nhiều thảm họa thời tiết làm đảo ngược quá trình phát triển. Bản thân Việt Nam cũng là đất nước rất dễ bị tổn thương bởi những hiện tượng thời tiết cực đoan và tác động của biến đổi khí hậu, và Việt Nam đã cảm nhận được các thiệt hại về người và kinh tế do  thiên tai ngày càng khắc nghiệt gây ra. Các ước tính gần đây cho thấy thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra ở Việt Nam từ năm 2008-2012 lên đến 1,5 phần trăm GDP, tăng từ 1 phần trăm trong bốn năm trước đây.

    Một thỏa thuận toàn cầu mới về khí hậu là then chốt, và thỏa thuận này cần bao gồm sự hỗ trợ cho thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước như Việt Nam. Thỏa thuận đó cần là một phần trong cam kết hướng tới dài hạn toàn cầu về những con đường phát triển bền vững làm thay đổi cách thức chúng ta sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ; cách thức sử dụng đất đai, biển và nguồn nước của chúng ta; cách thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng; cách thức quy hoạch các thành phố và cộng đồng của chúng ta. Phát triển các nền kinh tế của chúng ta trước rồi làm sạch môi trường sau là một kịch bản tồi tệ mà thế giới của chúng ta không thể chấp nhận.
     
Hướng tới tương lai – làm thế nào để Việt Nam thúc đẩy hơn nữa phát triển bao trùm và bền vững ? 

Những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được, kể từ khi đưa ra các cải cách kinh tế Đổi mới vào năm 1986, là rất ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng hiện nay, tuy vậy, đã thấp hơn trước đây.
Tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu vẫn còn đó đối với nhiều quốc gia, xong ở Việt Nam tốc độ tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh yếu hơn, kèm theo những yếu kém về thể chế, có vẻ là những yếu tố quan trọng đã hạn chế tăng trưởng. Do đó, mô hình phát triển của Việt Nam đang được rà soát lại, và nhiều bước đi quan trọng đang được thực hiện.
  • Tháng 2 năm ngoái, Chính phủ Việt Nam đã thông qua đề án tổng thể về tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chỉnh đốn lại hệ thống tài chính giai đoạn 2013-2020.
  • Trong những tháng gần đây, Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể về việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát tình trạng dễ bị tổn thương của ngành ngân hàng.

Hiện nay, Việt Nam đang bắt đầu xây dựng và thực hiện thế hệ tiếp theo của các biện pháp cải cách cơ cấu và thể chế nhằm  bảo đảm tiếp tục những tiến bộ về phát triển và tăng cường năng lực để hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu.

UNDP gợi ý một số lĩnh vực quan trọng sau đây để Việt Nam có thể cân nhắc trong quá trình cải cách để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững tại Việt Nam:
  1. Thực hiện các biện pháp để cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản xuất trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản như là một phần hữu cơ trong chiến lược tăng trưởng của đất nước. Những biện pháp này có vai trò quan trọng để tạo ra một nền kinh tế có tính bao trùm, bởi vì phần lớn người nghèo đang tiếp tục sinh sống và làm việc ở các vùng nông thôn. Trong hai thập kỷ qua, sự tăng trưởng bình đẳng và giảm nghèo của Việt Nam  nhiều phần là do cải cách đất đai, sự cải thiện về các điều kiện thương mại nông nghiệp và sự gia tăng đầu tư công cho nền kinh tế nông thôn trong những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Hiện nay, cần quan tâm tới nâng giá trị gia tăng cho sản xuất nông và ngư nghiệp để có thể thu được giá bán cao hơn. Nông dân và nền kinh tế có thể sẽ thu lợi từ việc cung cấp một cách có hệ thống hơn các dịch vụ khuyến nông, kiểm định chất lượng và cấp chứng chỉ hàng hóa tốt hơn, và các chiến lược xây dựng thương hiệu tốt hơn cho các sản phẩm của Việt Nam.
  2. Nâng cấp mạnh mẽ nền kinh tế hướng tới các ngành có giá trị cao hơn nói chung là cần thiết để giúp Việt Nam có thể xác lập được lợi thế so sánh mới trong nền kinh tế khu vực và thế giới và tạo ra được nhiều việc làm tốt. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng các chính sách công nghiệp hiện đại và phù hợp nhằm hỗ trợ cải thiện tay nghề, sự sẵn có của nguồn tài chính, chuyển giao công nghệ, một chính sách thương mại  khôn khéo cũng như công tác nghiên cứu và phát triển có chất lượng. Tạo dựng một môi trường thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù hiện có quy mô khiêm tốn nhưng là nguồn cung cấp việc làm chủ yếu, cũng cần là một phần của quá trình này.
    Tiếp tục các nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực cũng quan trọng. Việc hình thành Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN vào năm 2015 sẽ tạo cơ hội quan trọng cho Việt Nam để tăng tính cạnh tranh và nâng cấp các quá trình sản xuất của mình, và mở cửa các thị trường mới, đặc biệt trong bối cảnh tầng lớp trung lưu của khu vực đang gia tăng nhanh chóng.
  3. Mở mang nhiều cơ hội thông qua khả năng tiếp cận nền giáo dục có chất lượng và phù hợp có vai trò then chốt. Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến nhanh trong giai đoạn đầu quá trình phát triển của mình bằng cách đầu tư cho nền giáo dục có chất lượng ở tất cả các cấp học, và đặt trọng tâm vào sáng tạo và tiếp thu các công nghệ mới. Những bước đi này đã trở thành nền tảng cho quá trình chuyển đổi của Nhật Bản và Hàn Quốc sang nền kinh tế tri thức. Đối với các nước có mức thu nhập trung bình như Việt Nam, thách thức chủ yếu không còn là khả năng tiếp cận giáo dục mà là khả năng cung cấp các dịch vụ giáo dục có chất lượng và phù hợp cho mọi người dân, bao gồm cả ở cấp giáo dục cao học và dạy nghề.
  4. Một hệ thống bảo trợ xã hội hiện đại cũng là một phần quan trọng trong chương trinh cải cách. Năm 2005, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, Việt Nam có số dân cư trên 60 tuổi nhiều hơn số trẻ em dưới 5 tuổi. Nhóm dân cư trên 60 tuổi được dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 9% năm 2010 lên 18% năm 2030. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại đúng vào thời điểm mà Việt Nam cần bắt đầu phải chăm sóc nhiều hơn cho một thế hệ nhiều người cao tuổi hơn.
    Việc tiếp cận các dịch vụ có chất lượng ở Việt Nam đươc cảm nhận là ngày càng phụ thuộc vào khả năng chi trả của các hộ gia đình. Điều đó đang góp phần vào việc hình thành một hệ thống cung cấp dịch vụ nhiều tầng nấc và càng làm nghiêm trọng thêm sự bất bình đẳng hiện nay. Cải cách các hệ thống bảo hiểm xã hội và hỗ trợ xã hội của Việt Nam, do vậy có vai trò quan trọng vào thời điểm hiện nay, trong đó bao gồm việc rà soát lại các cơ chế tài chính và phương thức quản trị cũng như các mô hình cung cấp dịch vụ. Hệ thống bảo trợ xã hội được hợp lý hóa cũng có thể thúc đầy xóa nghèo cùng cực trong mọi chiều cạnh của nó.
  5. Do Việt Nam có nguy cơ cao về thảm họa khí hậu, đầu tư vào giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là một phần quan trọng của các chiến lược tăng trưởng bao trùm và bền vững. Mỗi đô-la đầu tư vào giảm nhẹ rủi ro thảm họa hôm nay có thể tiết kiệm được hơn 4 đô-la chi phí về cứu trợ và tái thiết trong tương lai, và giúp các cộng đồng khỏi gánh chịu sự thụt lùi to lớn về phát triển. Các hệ thống bảo trợ xã hội hiện đại cũng góp phần vào việc tăng cường sức đề kháng trước thảm họa và tạo thuận lợi để sớm phục hồi sau thảm họa bằng việc đảm bảo thu nhập và các hỗ trợ khác sẵn sàng khi thảm họa xảy ra.
    Liên quan tới bền vững về môi trường, Chính phủ đã thực hiện một số bước như Chiến lược về biến đổi khí hậu và Chiến lược tăng trưởng xanh, cũng như các khuôn khổ luật pháp về bảo vệ môi trường. Quyết định giảm dần trợ cấp cho các nhiên liệu hóa thạch cũng là một biện pháp quan trọng và việc thực hiện cần được đẩy nhanh, nhưng việc chấp nhận giảm dần trợ cấp đó ở nơi này hay nơi khác còn phụ thuộc vào các biện pháp hỗ trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

    Các chính sách khuyến khích tăng trưởng với mức phát thải thấp và sức đề kháng trước thảm họa khí hậu sẽ hướng nền kinh tế đi vào con đường phát triển bền vững và bao trùm hơn.
  6. Việc phân bổ và quản lý nguồn lực công một cách minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn có vai trò then chốt để bảo đảm tối đa hóa tác động phát triển của các nguồn lực quốc gia. Đấu tranh chống tham nhũng và bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển là hai trong số những tập quán quốc tế tốt được ghi nhận trong nỗ lực thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững.

    UNDP rất vui mừng được tham gia vào việc xây dựng một hệ thống giám sát hiệu quả hoạt động mang tính sáng tạo, góp phần vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ ở Việt Nam. Từ năm 2011, Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) đã theo dõi và ghi nhận trải nghiệm của người dân Việt Nam về nền quản trị và hành chính công. Theo kết quả điều tra, người nghèo vẫn phải đối mặt với những bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ trong khi người dân nói chung ngày càng đòi hỏi phải cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ.

Kết luận

Việt Nam có nhiều điểm mạnh của riêng mình, trong đó có lực lượng lao động tương đối trẻ và cạnh tranh, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, và vị trí địa lý ở trung tâm một khu vực phát triển năng động.  Với những lựa chọn chính sách khôn ngoan, tương lai của Việt Nam sẽ rất sáng lạn.

Trong khi xem xét các biện pháp cải cách thuộc thế hệ mới, Việt Nam có thể lựa chọn con đường phát triển bao trùm và bền vững. UNDP chúng tôi, được chỉ dẫn bởi những ưu tiên của chính Việt Nam và nhiệm vụ của UNDP trong việc thúc đẩy phát triển con người và phát triển bền vững, cam kết hỗ trợ Việt Nam trên hành trình cải cách của mình.

Tôi hy vọng rằng hội thảo này sẽ bổ ích cho việc tìm tòi các lựa chọn cải cách của Việt Nam trong khi Việt Nam lập chiến lược để tiếp tục các thành tựu phát triển đầy ấn tượng của mình, để xóa nghèo và để đẩy mạnh phát triển con người.

Helen Clark: Keynote Address at the International Conference on Economic Reforms for Inclusive and Sustainable Growth: International Experience and Lessons for Viet Nam

24 Mar 2014
Keynote Address by Helen Clark, UNDP Administrator
        at the
International Conference on Economic Reforms for Inclusive and Sustainable Growth: International Experience and Lessons for Viet Nam,
Hanoi, Vietnam
24-25 March 2014

It is a pleasure for me to deliver this keynote address at the International Conference on Economic Reforms for Inclusive and Sustainable Growth: International Experience and Lessons for Viet Nam. UNDP is pleased to be a co-organizer of the conference with the Government of Viet Nam and the Viet Nam Academy of Social Sciences.

The theme of this conference, Economic Reforms for Inclusive and Sustainable Growth is very pertinent, both for Viet Nam, and for the world at large.

Over the last two decades hundreds of millions of people have been lifted out of extreme poverty, defined as living on under $1.25 per day, and the income levels of countless millions more above that line have been lifted too. Viet Nam has enjoyed its share of this success story.

Nonetheless, an estimated 1.2 billion people in our world still live in extreme poverty, 870 million people are going to bed every night hungry, 1.3 billion people do not have access to electricity, and almost 2.5 billion do not have access to the improved sanitation called for in the Millennium Development Goals.

These numbers convey an important message: despite rapid growth rates in many countries over recent decades, growth has often not been fully inclusive, and the world’s poorest and most vulnerable peoples and countries continue to face significant development challenges.

This conference comes at an important time for Viet Nam. With an average GDP growth rate of 7.3 per cent from 1990 to 2010, Viet Nam was one of the fastest growing economies in the world, with per capita income by the end of those two decades almost five times as high as it was at the beginning. The proportion of the population living in extreme poverty here fell from 63.7 per cent in 1993 to 4.3 per cent in 2010. More than 97 per cent of Vietnamese households now have access to electricity and other modern sources of energy.  Important progress on gender equality, including in education, employment, and health has also been made.

Viet Nam’s economic and social success has improved the lives of many, but important challenges remain. Even though the level of income inequality has been relatively low in Viet Nam compared to many other emerging economies, income and non-income disparities between areas and population groups have been rising, and so have perceptions of inequality, not least in voice and power. While the female participation rate in the labour market is high, at 72 per cent, Viet Nam is among the few countries in the world in recent years with a widening gender wage gap. Inequalities are also significant between ethnic minorities and other Vietnamese citizens.

Now, facing economic slowdown at home, the Government Viet Nam is looking to shape second-generation economic reforms proactively, to lift economic growth and enable the continuation of the remarkable socio-economic progress of the last two decades. Strategies which promote inclusive and sustainable growth will be important to the success of these reforms, allowing all the people of Vietnam to benefit from growth. Environmental sustainability too will need to be addressed as an integral part of these strategies. Right now Viet Nam’s energy intensity is high, and its greenhouse gas emissions are growing rapidly.

UNDP’s 2013 Human Development Report, “The Rise of the South: Human Progress in a Diverse World”, recognised Viet Nam as one of a number of high achieving and dynamic countries where progress on human development had been particularly strong. The Report argued, however, that if global human development is to continue to rise, inclusive and sustainable pathways to development must be followed.

In my comments today, I will consider some of the reasons why current development models globally have not been conducive to inclusive and sustainable growth. I will then offer some perspectives on how Viet Nam could address these issues in its reform agenda.

Inclusive and sustainable growth – why does it matter and why have current development models not led to it?

Poverty eradication, reducing inequalities, and promoting environmentally-friendly development are defining challenges of our era.

Last September, UN Secretary-General Ban Ki-moon and I launched the report on the global conversation facilitated by the UN development system on the post-2015 development agenda. Viet Nam was one of the first countries to hold a comprehensive national consultation as part of that process.

The findings of the global conversation contain some important messages. The feedback was that people want inequalities addressed, between men and women, rural and urban areas, among different ethnic groups, between rich and poor, and on other dimensions. People also called for better governance which would see services delivered and resources allocated fairly.

A new report by UNDP comments on these challenges, “Humanity Divided – Confronting inequality in Developing Countries”, notes that great and persistent inequality in the midst of plenty is a paradox of our times. It shows how income inequality at the global level, on average, and in several regions has been rising in the last two decades, even as economies have grown and global poverty levels have fallen.

In Asia, this trend is particularly striking, with the majority of the region’s population living in more unequal societies today than they had two decades ago - despite impressive economic growth.

Inequalities have a negative impact on the well-being of people and the prospects of society as a whole. Income inequality, for example impedes long-term growth prospects, and dampens the poverty-reducing impact of growth. It is associated with a host of poorer social outcomes, ranging from low health status and educational achievement to higher crime rates. Inequalities can also generate political instability; erode social cohesion and government legitimacy; and undermine capacity for the decision-making necessary for reform.

Yet, the widening of gaps in income and wealth, or on other dimensions of well-being, is not an unavoidable price which must be paid to advance development. UNDP’s new report on inequalities lists many countries which have managed to reduce income and non-income inequality significantly through a combination of progressive economic and social policies. The experiences of Japan and South Korea in this region, for example, have shown that rapid economic growth can go hand-in-hand with low and even falling inequality.

The challenge of environmental sustainability has also featured strongly in the global consultations on post-2015. There is wide-spread awareness of the high cost to ecosystems, including to our climate, of traditional growth and development pathways.

Ultimately, and as highlighted by the UNDP 2011 Human Development Report, “Sustainability and Equity: A Better Future for All”, the pursuit of equity and sustainability are inextricably linked - one will not be achieved without the other.

Key factors which appear to have limited the inclusiveness and sustainability of growth to date include the following:

1.    Growth has been uneven across sectors and locations: between rural and urban sectors, and across provinces, regions, and countries. Roughly three-quarters of the world’s poor live in rural areas, while growth in many countries has been concentrated in urban and/or coastal areas. In Viet Nam, poverty remains overwhelmingly a rural issue, with ninety per cent of the country’s poor, and 94 per cent of the extreme poor, living in rural areas. To an extent this is a by-product of rapid industrialization and urbanization, but ways can be found to secure greater balance and inclusion in development so that no one is left behind.

2.    Jobs and livelihoods are the primary vehicles through which people participate in the economy. Employment growth relative to GDP growth, however, has been low and declining in many countries. Almost 202 million people were unemployed around the world in 2013 - an increase of almost five million over 2012 levels. The bulk of the increase in global unemployment has been in the East and South Asia regions, which together accounted for more than 45 percent of the estimated new jobseekers worldwide in 2013. Growing capital intensity in economies does impact on jobs, but the challenge is to move economies up the value chain and create more and better jobs.

3.    Large disparities in asset holdings, including land, and unequal access to quality goods and services, such as education, health, credit, infrastructure, and social protection, have prevented the poor from fully participating in and benefiting from growth, thereby aggravating existing income inequalities.

Public spending on education and health is low in Asia compared to other regions. In Viet Nam, spending in these areas as a percentage of GDP is higher than for a number of other countries in the region, but the efficiency of this spending remains an issue. Coverage of social protection systems overall in Asia is low, compared to that of emerging regions like Latin America and Eastern Europe. Access to formal financial services is often lacking for many too.

4.    The nature of globalization and shifting global value chains is also a factor in limiting inclusiveness. While factors such as trade competitiveness, foreign direct investment, and new technologies present opportunities for countries like Viet Nam, they often favour capital deepening and increase the demand for skilled workers whose wages then grow at a faster rate than do those of the unskilled. This, particularly when combined with labour market policies which weaken the bargaining position of less skilled workers, can exacerbate existing income inequalities.

5.    Current growth models have also thrived on unsustainable patterns of consumption and production, which are pushing our planet’s environmental boundaries in a number of areas.

Greenhouse gas emissions, biodiversity loss, and ocean acidification, for example, are reaching alarming levels. Indeed, by some estimates, more than sixty per cent of the ecosystems and their associated services upon which humanities relies are degraded, overexploited, or already lost”.

Two decades ago, tackling climate change was not a major element of development thinking. Today it is a high priority on the global agenda, not least because the world has witnessed so many disastrous climatic events which have set back development progress.  Viet Nam itself is highly vulnerable to climatic extremes and the impact of climate change, and has felt the enormous human and economic costs of increasingly severe natural disasters. Recent estimates show that economic damage caused by natural disasters in Viet Nam from 2008-2012 amounted to 1.5 per cent of GDP, up from 1 percent in the previous four years.

A new global deal on climate is critical, and it should include support for adaptation to climate change by developing countries like Viet Nam. That deal needs to be part of a far-reaching  global commitment to sustainable development pathways which will change the way in which we produce goods and services; use our land, seas, and water ways; generate and consume energy; and plan our cities and communities. Growing our economies first and cleaning up later is a bleak scenario, which our world cannot afford.

Looking ahead - how could Viet Nam further promote inclusive and sustainable development?

Viet Nam’s progress since the introduction of Doi Moi (‘renovation’) economic reforms in 1986 has been remarkable. Growth rates now, however, are lower than they were.

The impact of the global crisis has lingered for many countries, but here weaker productivity growth and competitiveness, underpinned by institutional weaknesses, appear to be significant factors in limiting growth. Viet Nam’s development model has therefore been under review, and important steps have been taken:

•    In February last year, the Government approved a master plan to restructure state owned enterprises (SOEs) and overhaul the financial system during the period 2013–20.

•    In recent months Vietnam has made significant progress on macroeconomic stabilization and on containing vulnerabilities in the banking sector.

Now, Viet Nam is embarking on its next generation of structural and institutional reforms to ensure its continued development progress and strengthen its ability to integrate further into the global economy.

UNDP suggests that the following critical areas could be considered in the reform process to promote inclusive and sustainable growth in Viet Nam going forward:

1.    Adopting measures to improve the productivity and quality of production in agriculture and aquaculture as an integral part of the country’s wider growth strategy. This is important for creating an inclusive economy, as the majority of the poor continue to live and work in rural areas. Viet Nam’s strong egalitarian and poverty-alleviating growth in the last two decades owed a lot to land reforms, an improvement in agriculture’s terms of trade, and an increase in public investment in the rural economy in the late 1980s and early 1990s. Now attention needs to be given to adding value to agricultural and aquaculture production so that it can command higher prices. Farmers and the economy would benefit from more systematic provision of agricultural extension services, better quality assurance and certification, and better branding strategies for Vietnamese produce.

2.    A progressive upgrading of the economy towards higher value sectors overall is needed for Viet Nam to establish new comparative advantage in the regional and global economy and to create more decent work.  This calls for the development of modern and tailored industrial policies which support improvements in skills, the availability of finance, technology transfer, a smart trade policy, and in the quality of research and development. Creating an enabling environment for the SME-dominated domestic private sector, which, while small, is the major source of employment, must also be part of this process.

Continuing efforts toward regional economic integration are important as well. The formation of an ASEAN Economic Community in 2015 represents a major opportunity for Viet Nam to increase its competitiveness, upgrade its production processes, and open new markets, especially given the fast growth of the region’s middle class.

3.    Expanding opportunities through access to quality and relevant education is critical. Countries like Japan and South Korea moved ahead fast at earlier stages of their development by investing in quality education at all levels, and they focused on innovation and the adoption of new technologies. These steps became the foundations of their transition to knowledge-based economies. For middle income countries like Viet Nam, the challenge is no longer just access to education, but rather the provision of quality and relevant education for all, including at the tertiary and vocational education levels.

4.    A modern social protection system is also essential as part of the reform menu. For the first time ever in 2005, more citizens of Viet Nam were over the age of sixty than under the age of five. The sixty plus age group is projected to double in size from nine per cent in 2010 to eighteen per cent in 2030. Viet Nam’s economy has been slowing down precisely at the time when it needs to begin to make greater provision for a larger older generation.

Access to quality services here is perceived to be increasingly contingent on household’s ability to pay. That is contributing to the development of a stratified system of service provision and to an intensification of existing inequalities. Reform of Viet Nam’s social insurance and assistance systems is therefore important at this time, and could include a review of financing and governance arrangements and delivery models. Streamlined social protection can also drive the eradication of extreme poverty in all its dimensions.

5.    Given Viet Nam’s high exposure to climate disaster, investment in disaster risk reduction and climate change adaptation will be an essential part of inclusive and sustainable growth strategies. A dollar invested in disaster risk reduction today can save four or more dollars in the future cost of relief and rehabilitation, and save communities and countries from experiencing huge development setbacks. Modern social protection systems also help build resilience to disaster and facilitate early recovery by ensuring that there is income and other support readily available when disaster strikes.

On environmental sustainability the Government has taken a number of steps including Climate Change and Green Growth strategies, and legal frameworks on environmental protection. The decision taken to phase out subsidies for fossil fuels is important and implementation needs to be accelerated, but the acceptance of phase-outs elsewhere has been dependent on mitigation measures for low income households.

Policies which promote low-emissions growth and climate-resilience will put the economy on to a more inclusive and sustainable path.

6.    More transparent and accountable public resource allocation and management are critical for maximizing the development impact of a country’s resources. Combating corruption and engaging citizens in development processes are among the documented best international practices in promoting inclusive and sustainable development.

UNDP is pleased to be associated with an innovative performance monitoring system which is contributing to improvements in services in Viet Nam. Since 2011, this Viet Nam Provincial Governance and Public Administration Performance Index (PAPI) has been tracking Vietnamese citizens’ experiences with governance and public administration. According to the survey, the poor face disparities in access to services, and citizens are increasingly demanding improvements in the quality of services.

Conclusion

Viet Nam has many strengths, including its relatively young and competitive labour force, its abundant natural resources, and its geographic location at the heart of a dynamic region. With smart policy choices, Viet Nam’s future is bright.

In considering its next generation of reforms, Viet Nam can opt for an inclusive and sustainable development pathway. At UNDP, we are committed to supporting Viet Nam on its reform journey, guided by the country’s own priorities and by our mandate to advance human and sustainable development.

I hope that this conference will be useful in exploring the reform options for Viet Nam as it strategizes on how to build on its past impressive development achievements, eradicate poverty, and advance human development.

No comments:

Post a Comment