Sunday, April 6, 2014

Những đập thủy điện dày đặc: Ai đang bóp nghẽn sông Mekong?

THANH NIÊN

(TNO) 'Có lẽ rất nhiều người trong phòng này muốn biết, liệu Trung Quốc có muốn trở thành thành viên của MRC (Ủy ban sông Mekong), hoặc nếu có thể, thì phải thế nào Trung Quốc mới tham dự?', câu hỏi của nhà nghiên cứu Apichai Sunchindah (Thái Lan) làm cả khán phòng Hội nghị cấp cao sông Mekong lần 2 tại TP.HCM cười rộ lên. 

>> Khai mạc Hội nghị cấp cao sông Mekong lần 2 tại TP.HCM
 
Mekong, thủy điệnĐập Xiaowan - một trong những con đập nổi tiếng nhất trên dòng sông Mekong - ở địa phận của Trung Quốc - Ảnh: International River

Những con đập bậc thang ở Trung Quốc

“Ở Trung Quốc, con sông này tên là Lan Thương. Ở Lào, đây là sông Mekong. Còn chúng tôi là Trung Quốc, chúng ta có thể hợp tác xa hơn”, đại biểu Zhong Young từ đoàn Trung Quốc đã trả lời như vậy trước câu hỏi của ông Apichai, một câu hỏi bị nhiều người cho là “không đi vào trọng tâm”.

Đó cũng là câu hỏi mà suốt nhiều năm qua MRC vấp phải, mỗi khi phải xử lý các vấn đề trên dòng sông này.

Một con sông chảy qua 6 quốc gia, nhưng MRC chỉ là nơi có 4 quốc gia tham dự. Một nửa dòng sông - ở thượng nguồn - chảy qua Trung Quốc - đã có 6 con đập lớn thành hình và nhiều con đập khác đang trong quá trình xây dựng.

Mặc dù ông Zhong Young nói: “Nhiều người cho rằng Trung Quốc sử dụng nước như một vũ khí, nhưng chúng tôi còn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng hợp tác với các nước khác”, nhưng những ai quan tâm tới dòng sông Mekong đều không khỏi lo ngại những con đập thượng nguồn của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa tiềm ẩn với tất cả các quốc gia đang sống dọc theo dòng sông Mekong.

40 triệu ngư dân dọc con sông đang là những người hằng ngày đi câu, đánh bắt cá để có thu nhập. Thậm chí ở nhiều vùng, món dinh dưỡng duy nhất mà những cư dân này có được chính là nguồn cá từ sông Mekong.

Ame Trandem, một chuyên gia từ tổ chức Sông ngòi Thế giới nói: “Không thể nào nói Trung Quốc không có tác động gì lên dòng sông. Có một năm, chỉ trong một mùa khô, Lào bị 2 lần lũ liên tiếp. Trung Quốc không chia sẻ thông tin gì với các nước liên quan”.

Những con đập khổng lồ của Trung Quốc khiến các quốc gia hạ nguồn rùng mình, khi Trung Quốc đang nắm trong tay phần lớn nguồn nước trên sông. Khi vấp phải sự chỉ trích, Trung Quốc lại xuất hiện ở các hội nghị quốc tế và dẫn chứng về việc họ sẵn sàng chia sẻ thông tin, hợp tác.

Tuy nhiên, khi nghe đến đó, nhà nghiên cứu Apichai bình luận về điều mà Trung Quốc gọi là chia sẻ: “Họ chỉ cung cấp thông tin của hai trạm quan trắc. Đó là chia sẻ sao? Dòng sông Mekong ở địa phận Trung Quốc dài 2.000 km, người ta phải có hàng trăm trạm quan trắc trên đường đi đó! Và họ cũng chỉ chia sẻ hai thông tin đó trong mùa mưa, không phải trong mùa hạn hán, trong khi thông tin mùa khô rất quan trọng”.
 Mekong, thủy điện Đập Guoduo, một con đập nằm ở sông Lan Thương - thuộc dòng Mekong trên địa phận Trung Quốc - Ảnh: International River

Suốt 19 năm từ khi ký hiệp định sông Mekong năm 1995, Trung Quốc luôn xuất hiện trong vai trò của người quan sát hoặc có đi xa hơn là phát biểu nói về sự đóng góp và hợp tác của Trung Quốc trên dòng sông này. Phần lớn nội dung là để thuyết phục người tham dự vì sao họ phải tiếp tục xây đập.

Trong bài phát biểu tại hội nghị lần này, Trung Quốc bày tỏ: “Cư dân địa phương (ở gần các con đập TQ - người viết) không tiếp cận được với nhu cầu cơ bản về lương thực và ăn mặc. Vùng này cực kỳ giàu tài nguyên thủy điện nhưng lại rất nghèo tài nguyên khác. Vì thế, phát triển nguồn năng lượng thủy điện đã trở thành con đường duy nhất giúp người dân địa phương sống sót và phát triển”.

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, Thái Lan, khi thực địa tại khu vực Bắc Lào và gặp các nông dân, đã được nghe về câu chuyện mực nước thay đổi cực kỳ thất thường ngay trong mùa hạ, lên xuống rất nhanh. Có khi, hạn hán khiến lòng sông rộng mênh mông ở Lào trở thành một trảng cát dài mà người ta có thể đi bộ ra giữa sông. Năm 2010, khi hãng tin CNN đặt câu hỏi liệu việc tích nước cho 3 thủy điện đang hoạt động và 1 thủy điện mới của Trung Quốc có phải là nguyên nhân đã gây ra cơn hạn hán này. 

Đó là lý lẽ để các con đập khổng lồ mới liên tục xếp hàng xuất hiện trên thượng nguồn dòng Mekong, bất chấp 40 triệu cư dân bên dưới đang thấp thỏm vì một dòng nước lên xuống thất thường và nguồn cá đang dần bị hủy diệt. Khi PV Thanh Niên Online hỏi, liệu có đảm bảo nào từ MRC và Trung Quốc khi mùa mưa đến và các hồ thủy điện bị đầy nước thì họ sẽ không xả lũ xuống hạ nguồn, ông Hans Guttman, CEO của Ủy ban sông Mekong, cho biết: “Tôi không nghĩ là chính phủ Trung Quốc muốn mở cửa đập cho nước xuống hạ nguồn hay thấy họ có ý định nào làm việc đó, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến chính họ và các cơ sở hạ tầng trên dòng sông trong chính Trung Quốc. Tất nhiên, trong trường hợp xảy ra các thảm họa khủng khiếp như vỡ đập hay các tình huống khẩn cấp, để cứu các con đập, họ có thể xả lượng nước lớn xuống hạ nguồn. Đó là điều mà các nhà ra quyết định ở Trung Quốc sẽ phải làm nếu có tình huống đó xảy ra. Chúng ta hy vọng điều đó sẽ không xảy ra”.

Nghĩa là nếu thực sự có lúc nguy cấp đó xảy ra, phải chăng các quốc gia hạ nguồn sẽ “lãnh đủ”? Không có một cam kết nào trong việc xây dựng niềm tin đi đôi với trách nhiệm sống chung với nhau trên một dòng sông cả.

Lào với những con đập mới

Ame Trandem nói: “Chưa có dự án nào Lào đi nhanh như vậy. Lào chỉ gửi thông tin nói sẽ xây dựng Don Sahong, và sẽ khởi công vào tháng 12 năm nay”. Trong khi cả dòng sông Mekong nghẹt thở trước con đập bất ngờ thì Lào đã rục rịch xây sẵn các con đường và cầu, lót đường cho công trường xây dựng mới này. 



 Cư dân địa phương (ở gần các con đập TQ - người viết) không tiếp cận được với nhu cầu cơ bản về lương thực và ăn mặc. Vùng này cực kỳ giàu tài nguyên thủy điện nhưng lại rất nghèo tài nguyên khác. Vì thế, phát triển nguồn năng lượng thủy điện đã trở thành con đường duy nhất giúp người dân địa phương sống sót và phát triển

Đoàn Trung Quốc trình bày

Lần này, đã có “kinh nghiệm” từ Xayaburi, Lào đã không để phí một giây phút nào, vừa ra thông báo là chuẩn bị ngay phương án xây dựng và đưa máy móc đến dòng Hou Sahong. Lào cũng gọi tên con đập này là “không nằm trên dòng chính” để tránh khỏi việc vượt qua các bước tham vấn từ MRC và các nước trong vùng. Ông Graeme Boyd, kỹ sư của Mega First Corporation Berhad (tập đoàn xây dựng Don Sahong), đã phát biểu trên tờ Vientiane Times: “Sự thật là Hou Sahong chỉ là một trong rất nhiều dòng chảy trên sông Mekong. Nó chỉ chứa 15% lượng nước chảy qua của dòng Mekong, trong khi đó dòng chính phải chứa 100% lượng nước chảy. Thật sự, dự án Don Sahong không thể được coi như dòng chính vì nó không trải dài cả con sông Mekong”.

Cần nói thêm, trong đánh giá về nghề cá của MRC năm 1994, dòng chảy này cùng với thác Khone đã được gọi là “một khu vực sinh thái độc đáo, một mô hình thu nhỏ của toàn bộ hạ lưu sông Mekong... nơi như vậy rất hiếm trong tự nhiên, nên cần phải có mọi nỗ lực để bảo vệ thác Khone khỏi các ảnh hưởng từ phát triển”. Trong đó, Hou Sahong (nơi sẽ xây thủy điện Don Sahong) là dòng chảy quan trọng nhất. Từ đây, hàng trăm loài cá ở sông Mekong di cư lên xuống Lào - Campuchia trong mùa sinh sản.

Một số tư vấn kỹ thuật nói rằng họ có thể làm dòng chảy nhân tạo để dụ cá đi lên, thay thế cho Hou Sahong sẽ bị chặn làm đập thủy điện. Tuy nhiên, để làm được điều đó, người ta sẽ phải dùng vô số công sức phá hủy đá ngầm, móc phù sa trên dòng Hou Sahong để nước có thể tách dòng chảy về hai dòng nhánh hai bên.

“Nhưng kết quả là cá có đi theo các dòng ấy không thì chẳng ai biết cả!”, Ame Trandem nói trước thềm hội nghị thượng đỉnh Sông Mekong. Ngoài ra, từ thủy điện Pak Mun ở Thái, những mô hình như thang cá, đường đi cho cá đều chưa bao giờ cho thấy một thành công nào có thể cứu được nguồn cá khỏi ảnh hưởng từ thủy điện và các con đập.

Mekong, thủy điện, Don Sahong Hai em bé ngư dân với con cá bắt được ở gần dòng chảy Hou Sahong (Lào) - Ảnh: International River

Mekong là dòng sông mang vẻ đẹp đặc biệt và kỳ vĩ, xuất hiện trong những tấm ảnh trên thế giới với cá hô to hơn cả người từ Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long ngập lúa chín, với cá heo nước ngọt ở Kratíe, cá da trơn khổng lồ và hàng trăm loài cá độc đáo khác.

Dòng sông chứa trong mình câu chuyện của hơn 40 triệu con người đang sống dựa vào nguồn cá và nguồn nước để trồng lúa. Liệu số phận của những cư dân ở đồng bằng sông Cửu Long hay dòng Tonlé Sap sẽ ra sao trước tương lai đầy khó khăn như thế? 

Khải Đơn
>> Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Đập thủy điện sông Mê Kông đe dọa hàng triệu người dân
>> Thủy điện trên sông Mê Kông đe dọa sinh kế người dân
>> Nhà làm phim Tom Fawthrop cảnh báo rủi ro của con đập Don Sahong
 

>> WWF cảnh báo những rủi ro khi xây đập Xayaburi


Đọc thêm:

Đảng Xanh


Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (3)

 
Vấn đề “đê bao” ở hạ nguồn cũng rất liên quan tới đập thủy điện, thủy lợi trên thượng nguồn. Nói về Sông Cửu Long không thể không bàn tới cả con sông mẹ Mekong. Hôm nay tại TPHCM sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC).
Đau cho tổ chức này cũng như các thành viên, nhất là nước chủ nhà Việt Nam của Hội nghị, là vừa có tin từ Hội Sông ngòi quốc tế rằng Lào quyết tâm và đang bắt đầu triển khai xây đập Don Sahong, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Campuchia, Thái Lan.

Vẫn chưa hết, một mối lo, nỗi đau khác ngay phía trên con đập Don Sahong đó, khi có thêm tin từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, là “Đại diện 39 tổ chức phi chính phủ đã ký vào bản tuyên bố chung phản đối việc tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayaburi (Lào) trên dòng chảy chính của sông Mekong” và bản Tuyên bố này ”sẽ được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Ủy ban sông Mekong diễn ra vào ngày 5-4 tại TP.HCM.”

Thế nhưng, có “đau” đến mấy thì cũng cần nhớ câu Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, ta có nghiêm túc giữ gìn hay không cho dòng sông tuyệt đẹp có lưu lượng nước lớn thứ 10 thế giới này, mà dễ trách cứ bạn. Ta không chỉ tham gia vào việc làm hỏng môi trường hạ lưu, mà còn cả ở các nhánh thượng nguồn trong khi dư luận ít để ý tới.

Hôm qua báo Thanh niên có bài Những đập thủy điện dày đặc: Ai đang bóp nghẽn sông Mekong? Đọc hết mà cũng không rõ lắm mức độ “dày đặc” và “bóp nghẽn” đến đâu, trong khi hầu như chỉ nói tới một số thủy điện lớn, trên dòng chính ở Trung Quốc và Lào. 

Vậy thử điểm qua những nhà máy/đập thủy điện của/hoặc có sự tham gia của Việt Nam, nhiều như … chuột nhắt, trên các nhánh phụ lưu Mekong thuộc lãnh thổ VN.

Sông Sesan6 công trình đã và sẽ xây: Thượng Kon Tum (trên nhánh Đăk Bla), Plei Krông (trên nhánh Krông PôKô), Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4. Ngoài ra, cũng trên con sông này, còn có ít nhất một số công trình thủy điện của Campuchia, trong đó Việt Nam tham gia vào 2 là  Hạ Sesan 2Hạ Sesan 1 và Sesan 5. (Với Hạ Sesan 2, bị dư luận quốc tế phản ứng dữ dội, có bài viết cho là “Một nghiên cứu mô hình hóa năm 2012 đã dự đoán rằng chỉ riêng Sesan 2 cũng có thể làm giảm 9,3% sinh khối cá trong toàn bộ lưu vực Mê Kông”, tiếc rằng trong bài lại “quên” vai trò của Điện lực VN, chỉ kể đến Trung Quốc). 

Sông Sêrêpôk (Đăk Krông) có ít nhất 6 nhà máy thủy điện Krông Kma (huyện Krông Bông), Buôn Kuôp (huyện Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (huyện Cư Jút), Buôn Tou Srah (huyện Lăk), Srepôk 3 (huyện Buôn Đôn)… và 2 công trình thủy lợi chặn dòng như Easup Thượng, Easup Hạ.

Sông Sekong có trên 10 công trình: Xây Thủy điện A sáp-A Lưới. Đầu tư 278,5 USD xây Thủy điện Sekong 3, đầu tư 100%, thuê đất 30 năm xây Thủy điện Sekaman 1,  Thủy điện Sekaman 2 và 2A, đầu tư hơn 300 triệu USD – chiếm 85% xây Thủy điện Sakaman 3, đầu tư 128 triệu USD xây Thủy điện Sekaman 4 và 4A, Thủy điện Sekaman 5 tại Lào, tham gia đầu tư vào Thủy điện Sekong của Campuchia. 

Sông Nậm Rốm: Kênh đại thủy nông Nậm Rốm.

Như vậy, theo thống kê sơ bộ, cũng đã thấy gần 30  công trình thủy lợi, thủy điện hoàn toàn hoặc có sự tham gia một phần của VN trên các nhánh của Mê Kông. Phải chăng với lối “đánh du kích” này, bằng nhiều công trình nhỏ, trên các nhánh phụ lưu, chứ không có đập khổng lồ như Tiểu Loan của Trung Quốc nằm trên dòng chính Mê Kông, VN tránh được sự chú ý và phản ứng lo lắng của dư luận? Rồi cũng chính “nhờ” vậy, mà rất có thể những kiểm soát cần có về tác động môi trường đối với các công trình kiểu “du kích” này đã bị lờ đi.

Và phải chăng cũng vì thế mà Há miệng mắc quai, khó ăn khó nói với các láng giềng, nhất là Lào là nước vẫn đã và đang cùng VN xây thêm nhiều đập thủy điện?

Câu trả lời chắc phải giành cho các nhà chuyên môn.

Nhưng dù có viện cớ gì đi chăng nữa, thì những hậu quả về môi trường, tàn phá rừng, gây lũ lụt, hạn hán chưa từng thấy cho người dân chính nước mình trong mấy năm qua vẫn đã quá rõ; đương nhiên nó cũng sẽ tác động xấu tới dòng sông chính Cửu Long không ít.

Không phối hợp tốt trị thủy nơi thượng nguồn, thì ở hạ nguồn, cơn say “đê bao” càng dữ dội. Cùng 2 nước bạn cộng sản Trung Quốc, Lào chạy đua làm thủy điện, càng làm sai lầm “đê bao” thêm trầm trọng. Gây tác động xấu cho môi trường do hậu quả từ đê bao tràn lan, như 2 phần trước đã nói, đương nhiên cũng sẽ tác động xấu đến cả láng giềng dù là ở phía trên dòng chảy, như Campuchia chẳng hạn.
-
THAM KHẢO

- Hợp tác vì nguồn nước, năng lượng ở lưu vực sông Mekong (TTXVN, 2/4/2014). – Dòng Mê Kông đang bị đe dọa bởi nước thải đô thị (Thời báo KTSG, 2/4/2014). – Thủy điện trên Mê Kông gây lo ngại (Người LĐ, 3/4/2014).  - Đồng bằng sông Cửu Long “khát” nước (Tin tức, 4/4/2014). – Hiệp định sông Mekong ‘đang tan vỡ’? (BBC, 4/4/2014).

- Tô Văn Trường: Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao (1/4/2014).
 

- Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (2) 01/04/2014


LUẬT
- Luật Xây dựng (2003). – Luật Đê điều (2006).  “c) Quy hoạch đê sông, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế và có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.”
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT THỦY LỢI BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (8/2/2014). - Dự thảo đề cương: Luật Thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi [20/12/12].  - PHÁP LỆNH Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Ủy ban Thường vụ quốc hội (2001).
SÁCH, BÁO, ĐỀ TÀI
Bất cập trong sống chung với lũ ở ĐBSCL (Sài Gòn GP, 21/6/2005). “Cách nay gần 30 năm, bà con nông dân An Giang có sáng kiến đắp đê bao để bảo vệ lúa hè-thu khi mùa nước nổi. Đến giờ, ĐBSCL chằng chịt đê bao, đủ loại, đủ kiểu. Lúa có cách của lúa, vườn có cách của vườn, phố có kiểu của phố, mạnh ai nấy làm, với lý do là bảo vệ mình, lợi cũng có mà thiệt cũng nhiều…”
“Trong khi chưa có một quy hoạch nào về đê bao, thì kế hoạch thủy lợi đến năm 2010 do Bộ NN-PTNT xây dựng, sẽ tiến hành bao đê bảo vệ các thị trấn, thị xã và thành phố như Tam Nông, Hồng Ngự (Đồng Tháp), Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang)… đồng thời bao đê bảo vệ vườn cây ăn trái ở Đồng Tháp, Tiền Giang và Vĩnh Long. “
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng đê bao triệt để là có hại và hoàn toàn không ủng hộ.”
“Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Dương Văn Nhã – Trường ĐH An Giang (công trình nghiên cứu duy nhất về đê bao ở ĐBSCL tính đến thời điểm này), ô nhiễm là vấn đề phức tạp trong khu vực có đê bao triệt để.”
“Câu hỏi đặt ra là tại sao không nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng quy hoạch khoa học đê bao ở ĐBSCL, trên cơ sở kinh nghiệm và thực tiễn đã qua?”
- NGUYỄN VIẾT THỊNH (ĐH Tiền Giang): Cần xem lại những đê bao ở ĐBSCL (Tuổi trẻ, 21/10/2005). “Điều cần bàn hơn hiện nay là điều kiện tự nhiên vốn rất tốt của đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị bàn tay qui hoạch không hợp lý của con người làm cho méo mó. Con sông vốn hiền lành đang dần trở nên hung dữ vì bị đê bao ngăn chặn…”
“Mô hình nhà nổi (ở khu vực sông La Ngà, Đồng Nai chẳng hạn) cần được xem xét, nghiên cứu áp dụng để thay thế mô hình cụm, tuyến dân cư tránh lũ vốn không hiệu quả, không thực tế như hiện nay.”
- Đồng Tháp: đê bao nuôi muỗi (Tuổi trẻ, 24/10/2005).
- Sách của Văn Nhã Dương: Tác động đê bao đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường, NXB Nông nghiệp 2006.
-  ThS.NCS.Nguyễn Phú Quỳnh, GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên,Viện Khoa học Thủy lợi Việt  Nam: Đê Bao đồng bằng sông Cửu Long có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (climategis.com).
ĐBSCL: Khuyến cáo nông dân không làm lúa vụ 3 (Sài Gòn GP, 25/7/2007). “…  sản xuất liên tục lúa vụ 3 đã gây những tác động xấu đến môi trường; đất bị bạc màu, mầm dịch bệnh đặc biệt là rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá luôn tồn tại trên đồng ruộng.”
- Chinh Phục – Hồ Hùng: Mêkông, nhìn từ chuyện Mississippi! (Thời báo KTSG, 17/12/2009). “Còn phía hạ lưu, tại ĐBSCL, những năm qua hàng loạt kênh đào để tháo chua, thoát lũ, tưới tiêu, phục vụ giao thông… đã xóa xổ gần hết các rừng tràm trong đất liền; đê bao khép kín chống lũ, ngăn mặn, khai thác đất nuôi tôm… đã làm cho rừng ngập mặn ven biển còn lại rất mỏng. Tình hình này khiến người ta hình dung ngay những gì đã diễn ra ở sông Mississippi trong bốn thập niên vừa qua!”
- Trị thủy Sông  Mississippi (Bách khoa tri thức).
- Chiều theo con nước? (RFA, 23/5/2011).
Từ giã đê bao khép kín đồng bằng Cửu Long? (RFA, 5/10/2011). ”Hệ thống đê bao khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long sau hơn một thập niên triển khai đã cho thấy lợi bất cập hại.“
- Nguyễn Văn Kiền, Giảng viên Đại học An Giang, nghiên cứu sinh về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL tại Đại học Quốc gia Úc:  Biến đổi khí hậu và phát triển đê bao, bờ bao vùng ĐBSCL (Thời báo KTSG, 15/10/2011). “Thực tế này đặt lại vấn đề nên chăng phát triển đê bao khép kín ồ ạt để sản xuất lúa vụ ba như hiện nay trong viễn cảnh biến đổi khí hậu ở ĐBSCL?”
- NGUYỄN VĂN KIÊN (giảng viên Đại học An Giang, nghiên cứu sinh Đại học Quốc gia Úc): Liệu có nên tăng diện tích đê bao 3 vụ như hiện nay chăng?Nghĩ về phát triển đê bao đồng bằng sông Cửu Long (Tuổi trẻ, 16/10/2011). “Một trong những động cơ cho việc xây dựng đê bao triệt để là để hình thành những vùng sản xuất lúa vụ 3 nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và xuất khẩu để cải thiện đời sống nông dân, phục vụ giao thông nông thôn. Hơn 50% sản luợng gạo được xuất khẩu hàng năm là từ ĐBSCL.”
- Mùa nước nổi: xưa và nay (Tuổi trẻ, 18/10/2011). “Làm lúa vụ 3 lời ít hơn hai vụ lúa kia, nếu giá cả bấp bênh có khi còn lỗ vốn. Thêm nữa, khi đắp đê thì trong vùng bao đê sẽ mất đi nguồn cá, đất đai mất nguồn phù sa quý giá. Cỏ dại, sâu bệnh lưu cữu trên đồng làm tăng thêm chi phí cho các vụ lúa sau. Nhưng vì đó là chủ trương của Nhà nước nên dù muốn dù không cũng phải làm theo.”
- Phỏng vấn TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, nguyên chủ nhiệm dự án Quy hoạch kiểm soát lũ ĐBSCL: “Xin đừng gọi là đê bao chống lũ triệt để” (Lao động, 8/12/2011). Phóng viên: “Nhưng liệu đê bao có tách ĐBSCL ra khỏi sông Mekong như đồng bằng sông Hồng đã từng tách khỏi sông Hồng như có nhiều ý kiến cảnh báo?”, “Nhưng thực tế không ít nơi cho thấy đê bao đang là “gánh nặng”?”
- Đề nghị xây dựng đê bao khép kín (Cần Thơ, 22/3/2012). “Cử tri huyện Phong Điền phản ánh, vừa qua Chính phủ và thành phố có chủ trương, kế hoạch phân bổ kinh phí củng cố đê bao khép kín…”
Sống theo cơn nước đầu nguồn (Sài Gòn GP, 10/10/2012).
Ứng phó biến đổi khí hậu: ĐBSCL phải bảo vệ lúa và thủy sản (6/12/2012). ““ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn của cả nước, mà còn cung cấp một lượng lớn gạo cho xuất khẩu, tuy nhiên, trong vấn đề quy hoạch sản xuất cần phải tính đến yếu tố cơ cấu lịch thời vụ cho đúng bởi vì nếu chúng ta không tính đến yếu tố này mà đấp đê bao, tăng vụ sẽ rất nguy hiểm”, ông Trân cho biết.”
- Phỏng vấn thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF):  ĐBSCL: Nếu đê bao vỡ, thiệt hại rất lớn (Dân Việt, 18/12/2012). “Nhiều đê bao khép kín ở khu vực ĐBSCL hiện nay đã quá lạm dụng việc “chống lũ triệt để” chứ không còn là “đê bao kiểm soát lũ”. Thế nên, khi tình trạng vỡ đê xảy ra thì hậu quả sẽ khó có thể lường nổi.”
- Nước lũ dâng do xây đê bao tràn lan (Tuổi trẻ, 22/12/2012). “… tình trạng một số địa phương và người dân trong vùng ĐBSCL tự xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao tràn lan không theo quy hoạch đã làm mực nước lũ hằng năm dâng cao, chất lượng môi trường bị biến đổi mạnh gây khó khăn cho quy hoạch phát triển chung toàn vùng.”
- Cần cân nhắc sản xuất lúa vụ 3 (Thanh niên, 31/12/2012). “… việc mất vai trò điều tiết nước tự nhiên, xâm nhập mặn sẽ ngày càng lấn sâu hơn. Đó là những vấn đền cần phải nhìn nhận trong việc sản xuất lúa vụ 3.”
“Theo ông Nguyễn Minh Nhị, Nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tính tự phát được phát huy tối đa trong quá trình phát triển ở ĐBSCL những năm qua. Ngay cả các cấp lãnh đạo của tỉnh cũng toàn đi đến đâu nghĩ đến đó mà không có khoa học dẫn đường. Như vậy thì không thể phát triển bền vững được.”
- Mai Ngọc: Vựa lúa ĐBSCL đang đánh đổi những gì? (Diễn đàn ĐT, 28/3/2013).
- GS.TS. Trần Như Hối và KS. Lê Khánh Chiên – Viện khoa học Thủy lợi miền Nam: Một số nhận xét về hệ thống đê bao, bờ bao kiểm soát lũ hiện nay ở vùng ngập lũ ĐBSCL (23/4/2013). “…bên cạnh những tác động tích cực, vẫn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, do hệ thống đê bao hiện nay chưa được đồng bộ  do hầu hết đều thiếu cống, chất lượng lại thấp và thiếu linh hoạt, thiếu sự quản lý vận hành một cách khoa học nên phát huy hiệu quả chưa cao.”
- Một hạt lúa cõng bao nhiêu phí? (Tuổi trẻ, 27/5/2013). “Gần đây, để tăng thêm sản lượng lúa, các địa phương đã mở rộng diện tích trồng lúa vụ ba, buộc nông dân đóng góp xây dựng đê bao, làm cống bửng. Thế rồi hệ thống đê bao khép kín để tăng vụ ấy càng làm tăng thêm chi phí trong canh tác, thu hoạch. Gánh nặng cứ thêm chất chồng.”
Lợi nhuận từ trồng lúa vốn đã không đủ trang trải cuộc sống, làm vụ ba lại phải đóng góp làm đê bao, thủy lợi… càng chất chồng thêm khó khăn cho nông dân.”
- Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ): Thấm đòn lúa vụ ba (Tuổi trẻ, 27/8/2013).
- Mike Ives –  Yale Environment 360: Tác động môi trường từ hệ thống thủy lợi ĐBSCL (Tia sáng, 30/8/2013).
- Nông dân tâm sự trồng lúa vụ 3 (Đại biểu ND, 16/11/2013).
- Mai Thanh Truyết: NƯỚC LÀ NGUỒN SỐNG VIỆT NAM (9/12/2013). “Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mang chính sách đê bao vào ứng dụng trong việc làm tăng diện tích trồng lúa, trong việc biến “sỏi đá thành cơm”, cho nên người dân ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả ngày hôm nay là lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn và không có chu kỳ tương đối cố định như trước kia nữa. Nguyên do là khi dòng chảy từ Mékong xuống khi mùa nước bắt đầu lên cao ở Tân Châu và Châu Đốc, nước sông hoàn toàn di chuyển ra biển, đợi đến khi nước lớn hơn nữa mới bắt đầu làm làm đầy hai vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.”
-  Đầu tư 11.000 tỷ đồng xây đê bao chống ngập cho TP HCM (VNExpress). – Xây đê bao khép kín quanh TP.HCM (Tuổi trẻ, 3/11/2010). – Chống ngập bằng đê bao khép kín (Tuổi trẻ, 19/11/2010).  Các đô thị phải “chạy theo” đê bao nông thôn.

No comments:

Post a Comment