Mặt đường bị lún, trồi nhựa, lượn sóng, nhấp nhô trông như ruộng bậc thang... là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên nhiều trục đường chính cả nước.
Đường mẫu cũng lún
Đường Mai Chí Thọ (TP.HCM), đoạn từ cầu vượt Cát Lái đến đường Đồng
Văn Cống, đưa vào sử dụng khoảng 5 năm trở lại đây, nay xuất hiện nhiều
rãnh sâu, giữa các rãnh là những gờ cao như bờ ruộng (do bê tông nhựa bị
trồi lên) khiến ô tô con rất dễ bị chạm gầm khi lưu thông. Ông Mai Văn
Đoàn, Đội trưởng Quản lý vận tải Công ty CP thương mại vận tải Á Đông -
doanh nghiệp có xe thường xuyên lưu thông trên đoạn đường Mai Chí Thọ
(TP.HCM), bức xúc: “Khó khăn nhất khi lưu thông trên đoạn đường này là
muốn chuyển xe qua làn khác cũng không được vì vệt lún có gờ quá cao.
Hơn nữa, do thường xuyên đi trong làn không đúng chuẩn dẫn đến lốp xe
nhanh mòn. Tài xế khi chạy có cảm giác không đảm bảo an toàn, dễ dẫn đến
va quệt. Với những tài xế chưa quen đường này thì lại càng khó khăn”.
Cần thay vật liệu làm đường
Theo ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu - đường - cảng TP.HCM,
tình trạng lún trên đường Mai Chí Thọ ngoài nguyên nhân chính sử dụng bê
tông nhựa chưa đúng tiêu chuẩn, còn do dự báo lượng xe tải ra vào Tân
Cảng Cát Lái chưa chính xác (dự báo 10.000 xe/ngày nhưng thực tế lên tới
22.000 xe/ngày), dẫn đến thiết kế sử dụng lớp bê tông nhựa cho mặt
đường chưa phù hợp. Tại một hội thảo cuối tháng 6 ở TP.HCM, các chuyên
gia ngành giao thông cũng nêu thêm nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung
vào thiết kế, thi công chưa đảm bảo và tình trạng xe quá tải tăng đột
biến. Ngoài ra, điều kiện thời tiết, nhiệt độ cao, nhất là khi xe quá
tải chạy chậm hoặc dừng quá lâu trong khoảng thời gian nhiệt độ mặt
đường lên cao ở mùa khô nóng (theo quan trắc thực tế mặt đường khi trời
nắng vào lúc 2 - 3 giờ chiều có thể nhiệt độ tăng lên đến 60-70 độ C)
làm quá trình hình thành lún vệt bánh xe và phá hủy kết cấu mặt đường
tăng nhanh.
Đường Mai Chí Thọ, Q.2, TP.HCM đã bị lún, trồi nhựa, mặt đường biến dạng đã lâu nhưng chưa được khắc phục - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Các chuyên gia giao thông đề xuất nhiều giải pháp khắc phục, trong đó
quan trọng là kiểm soát chặt chẽ chất lượng thi công nền, móng, mặt
đường; khảo sát dòng xe và dự báo lưu lượng xe sát thực tiễn để thiết kế
kết cấu mặt đường phù hợp. Tiếp đến, phải kiểm lại xem quy trình, quy
phạm, tiêu chuẩn cho việc thiết kế, thi công, nghiệm thu bê tông nhựa đã
được thiết lập từ lâu, đến nay có còn phù hợp với thực trạng xe cơ giới
lưu thông trên đường (lưu lượng xe, kích cỡ xe, tải trọng xe...) hay
không? Trong điều kiện nhiệt độ của lớp bê tông nhựa có thể lên tới gần
70 độ C, để khắc phục các biến dạng lún vệt bánh, trồi nhựa, lượn sóng,
nên sử dụng nhựa có tính ổn định nhiệt cao.
Chậm khắc phục Trường hợp lún trên đường Mai Chí Thọ (TP.HCM), theo ông Hà Ngọc Trường, để xử lý dứt điểm cần tăng hàm lượng polyme trong kết cấu bê tông nhựa, đồng thời nên cho xe tải đi đều vào các làn. Còn ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết: “Phương án khắc phục triệt để tình trạng hằn lún, trồi nhựa trên đường Mai Chí Thọ đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, UBND TP.HCM thông qua từ vài tháng nay. Theo đó, mặt đường nhựa đoạn giao lộ Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống sẽ được thay thế bằng bê tông xi măng; những chỗ khác thì cào bóc mặt nhựa lên và thay thế bằng polyme”. Thế nhưng, theo ông Cường, chủ đầu tư (Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP) quá chậm chạp trong việc triển khai sửa chữa; thậm chí ngay cả khi phương án phân luồng, cho xe đi làn khác, đã được Sở GTVT đã thống nhất thông qua 2 tháng nay. Sở GTVT đã đề nghị chủ đầu tư khẩn trương triển khai sửa chữa mặt đường Mai Chí Thọ trong tháng 7, đồng thời yêu cầu nhà thầu thi công tăng cường thiết bị, tập trung nhân lực, vật tư để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công so với kế hoạch. |
Mai Vọng - Đình Mười
>> TP.HCM: Mặt đường phát nổ, nhiều người hoảng hốt
>> Đã sửa mặt đường
>> Mặt đường bỗng dưng phát nổ rồi bốc cháy
>> Mặt đường bị lõm
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:
Như Nguyễn
>> Đã sửa mặt đường
>> Mặt đường bỗng dưng phát nổ rồi bốc cháy
>> Mặt đường bị lõm
Người đưa tin
Cận cảnh cung đường 'ruộng bậc thang' làm tài xế vã mồ hôi
Lưu thông trên đường Mai Chí Thọ, Nguyễn Thị Định (Q. 2,TPHCM), tài xế các phương tiện luôn toát mồ hôi vì sợ tai nạn do mặt đường lún nặng, lượn sóng.
Ngày 10/7, Sở Giao thông
vận tải TP.HCM cho biết với thực trạng mức độ trồi nhựa của mặt đường
Mai Chí Thọ ngày càng gia tăng như hiện nay, kết hợp với thời tiết mùa
mưa của thành phố, mặt đường đọng nước tại các vị trí bị trồi lún làm
thu hẹp phạm vi lưu thông mặt đường.
Mặt đường sụp lún càng ngày càng nghiêm trọng trên đường Mai Chí Thọ.
Theo ghi nhận của PV, tuyến đường Mai Chí Thọ, Nguyễn Thị Định là hai
tuyến đường huyết mật trung chuyển hàng hóa vận tải từ cảng Cát Lái đi
các nơi và ngược lại.
Hàng ngày trên hai tuyến đường này, lưu lượng phương tiện container,
xe tải nặng liên tục ra vào cảng với mật độ dày đặc. Thế nhưng, tình
trạng đường xuống cấp, sụt lún nặng, lượn sóng ngày càng trầm trọng đã
gây ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông qua lại.
Nhiều cánh tài xế cho biết, mỗi lần di chuyển trên hai tuyến đường này
là mỗi lần họ phải toát mồ hôi, hai mắt luôn căng lên vì phải quan sát
đoạn đường phía trước để tránh ổ gà, ổ voi. “Mặt đường như ruộng bậc
thang, lượn sóng với những rãnh sâu. Chỉ cần sơ suất, phóng nhanh thì có
thể gặp tai nạn, sự cố lật xe…”- tài xế Nguyên (điều khiển xe
container) cho biết.
“Tôi cũng có lần suýt gặp tai nạn
do trời tối không quan sát kỹ phần đường phía trước khiến chiếc xe mất
thăng bằng khi đi qua những gờ cao nên loạng choạng tay lái. May mắn lúc
đó tôi kịp đánh lái và cho các bánh chạy lọt xuống rảnh nên không bị
lật”- tài xế Nguyên kể lại.
Theo quan sát của phóng viên, lún nặng nhất là khu vực giao cắt giữa
điểm Mai Chí Thọ - Nguyễn Thị Định. Mặt đường không khác nào ruộng bậc
thang. Những mảng nhựa trồi lên cao, những rãnh sâu lõm xuống khoảng
20cm so với mặt bằng chung của mặt đường luôn là những cái bẫy rình rập
người tham gia giao thông.
Hầu hết, các phương tiện ô tô di chuyển rất ì ạch, bánh xe phải chạy lọt thỏm xuống những bề mặt rảnh sâu trên đường.
Trước đó, tại hội thảo "Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hằn lún vệt
bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa" tổ chức tại TP.HCM, kỹ sư Hà Ngọc
Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM cho biết, mặt đường Mai
Chí Thọ bị lún là do bê tông nhựa không đạt chuẩn.
Trước sự bức bách này, Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa đề nghị Ban
Quản lý đầu tư Xây dựng công trình giao thông đô thị TP – chủ đầu tư dự
án, khẩn trương triển khai sửa chữa mặt đường Mai Chí Thọ sớm hơn kế
hoạch dự kiến.
Theo đó, việc sửa chữa phải được tiến hành trong tháng 7/2014. Sở Giao
thông vận tải yêu cầu các nhà thầu thi công tăng cường thiết bị, tập
trung nhân lực, vật tư để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi
công.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:
Mặt đường trồi nhựa lún nặng hơn 20cm trên đường Mai Chí Thọ.
Mặt đường như ruộng bậc thang làm tài xế toát mồ hôi khi di chuyển.
Như Nguyễn