(Doanh nghiệp)
- Sử dụng dây chuyền, thiết bị Trung
Quốc, nhà máy đạm 700 triệu USD lỗ triền miên. 8 tỉnh miền Bắc mất điện
vì mua máy biến áp của Trung Quốc...
- Biến áp 500KV:Đấu thầu minh bạch nhưng sự cố vẫn xảy ra!
- Nhà thầu Trung Quốc lại trúng thầu: Tất cả đều minh bạch
Lỗ hàng trăm tỉ vì công nghệ Trung Quốc
Công
ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam)
, nhà máy có quy mô vốn 700 triệu USD, từ khi đi vào vận hành đến nay
chưa ngày nào có lãi. Năm 2012, công ty lỗ 75 tỉ đồng, năm 2013 lỗ 759
tỉ đồng. Ước 6 tháng đầu năm 2014 lỗ 237 tỉ đồng và lỗ lũy kế đến nay đã
là 1.071 tỉ đồng.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến
tình trạng này là chi phí cao, công nghệ lạc hậu khi chọn Tổng công ty
tư vấn và thầu khoán Hoàn Cầu của Trung Quốc làm tổng thầu.
Nhà máy Đạm Ninh Bình |
Truyền
thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Gia Tường, Tổng giám đốc Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam thừa nhận: “Dây chuyền, máy móc thiết bị chủ yếu được
nhập từ Trung Quốc, chất lượng ở mức trung bình, thường xuyên xảy ra sự
cố. Việc mua vật tư, thiết bị dự phòng phải phụ thuộc vào nhà thầu Trung
Quốc nên dây chuyền sản xuất thường xảy ra các sự cố, tiêu hao định mức
nên chưa đạt mức thiết kế”.
Vì công nghệ không phù
hợp, Nhà máy đạm Ninh Bình phải chi thêm mỗi năm khoảng 42 tỉ đồng để
sử dụng than cám 3c thay cho loại than cám 4a đang sử dụng.
Theo
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, các chi phí khấu hao, chi phí lãi vay đầu
tư tăng cao, giá than cám 4a, 5a lại cao hơn giá than tại thời điểm phê
duyệt dự án đã đẩy giá thành sản xuất của Nhà máy đạm Ninh Bình lên rất
cao so với các nhà máy sản xuất phân đạm khác ở trong nước.
8 tỉnh mất điện khi máy biến áp Trung Quốc hết hạn bảo hành
Chất
lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp trở nên báo
động khi hồi tháng 5/2013, chỉ trong vòng 1 tuần lễ liên tiếp 2 máy biến
áp 500kV công suất 900MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) cùng bị
xì dầu ra ngoài, hư hỏng nặng, buộc phải tách ra khỏi hệ thống, khiến 8
tỉnh miền Bắc mất điện. Đặc biệt, cả hai máy biến áp này đều là hàng
Trung Quốc và sự cố xẩy ra ngay khi vừa hết hạn bảo hành.
Đây
là lần đầu tiên sau khi vận hành đường dây 500 kV Bắc – Nam xảy ra sự
cố liên tiếp đối với một trạm biến áp chiến lược như Hiệp Hòa.
Cuối
tháng 5, nhà thầu Trung Quốc đã cử 6 chuyên gia, trong đó có một Phó
TGĐ nhà sản xuất Xian XD Transformer sang Việt Nam để xác định nguyên
nhân gây sự cố hỏng máy biến áp. Tuy nhiên, đoàn đã ra về mà không được
kết quả gì.
Trạm 500 kV Hiệp Hòa có nhiệm vụ cung
cấp điện cho khu vực Đông Bắc, nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn năng lượng
chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng.
Theo
đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), quá trình đấu thầu mua sắm
máy biến áp, triển khai lắp đặt được đấu thầu quốc tế rộng rãi theo hình
thức hợp đồng trọn gói. Nhà thầu trúng thầu cung cấp máy biến áp là
liên doanh Xian XD Transformer Co Ltd., và Cty TNHH Đại Hoàng Hà.
Theo
EVN, nhà thầu đã triển khai đặt hàng cung cấp thiết bị và lắp đặt có sự
giám sát của các chuyên gia và tư vấn. Công tác thí nghiệm, nghiệm thu,
đóng điện được tiến hành theo đúng quy định, không có hiện tượng bất
thường nào xảy ra.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo việc nhà thầu
Trung Quốc đấu thầu và trúng thầu ở hầu hết các dự án đấu thầu quốc tế
rộng rãi do lợi thế thiết bị giá rẻ, thậm chí giá nào cũng chấp nhận để
trúng thầu. Nhưng khi thực hiện công trình thì nại ra đủ lý do để chậm
chễ, nâng giá trúng thầu hoặc chất lượng công trình không đảm bảo. Điều
này Việt Nam đã lãnh nhiều bài học, nhưng dường như vẫn chưa đủ sức nặng
để hạn chế tình trạng này.
An Nhiên
Chủ Nhật, 08/06/2014 07:43
(Doanh nghiệp)
- Công tác thí nghiệm, nghiệm thu, đóng
điện đã được tổ chức tiến hành theo đúng quy định, không có hiện tượng
bất thường nào xảy ra.
Trước một số sự cố của máy
biến áp 500Kv Hiệp Hòa đặt lên câu hỏi về chất lượng, cách vận hành,
thậm chí “đầu vào công nghệ” của hệ thống này, đại diện EVN lý giải như
vậy.
Cụ thể chỉ cách nhau 1 tuần có tới 2 lần máy biến áp 500kV-900MVA AT1 trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa gặp sự cố.
Cụ
thể, ngày 14/05/2014, máy biến áp 500kV-900MVA AT1 trạm biến áp 500kV
Hiệp Hòa bị sự cố pha A phải tách ra khỏi vận hành, máy biến áp AT2-
900MVA thứ 2 vận hành bình thường cung cấp điện cho phụ tải.
Đến ngày 21/05/2014, máy biến áp AT2 trạm biến áp Hiệp Hòa lại bị sự cố pha B phải tách ra khỏi vận hành.
Còn rất nhiều câu hỏi về chất lượng dành cho công nghệ sử dụng trong ngành điện |
Sự
cố liên tiếp xảy ra khiến nhiều câu hỏi đặt vấn đề về chất lượng thiết
bị. Tuy nhiên chia sẻ trên TTXVN, đại diện EVN, dự án đầu tư xây dựng
công trình trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa được đấu thầu và nhà thầu xây lắp
được thực hiện lắp đặt theo đúng sự giám sát và hướng dẫn của các
chuyên gia.
Riêng các hạng mục đấu nối các đầu cuộn dây lên sứ máy biến áp do các chuyên gia trực tiếp thực hiện.
Đại
diện EVN khẳng định công tác thí nghiệm, nghiệm thu, đóng điện đã được
tổ chức tiến hành theo đúng quy định, không có hiện tượng bất thường nào
xảy ra. Quá trình vận hành cho đến trước thời điểm xảy ra sự cố đã được
thực hiện quản lý theo đúng quy trình, quy định và hướng dẫn của nhà
sản xuất.
“Chúng tôi đã có kế hoạch vận hành, dự
phòng hệ thống điện với hiệu quả cao nhất, khai thác tối đa các nguồn
nhiệt điện than và nhiệt điện khí đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn
phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân,
không để các sự cố ngoài ý muốn, cũng như không có chuyện lựa chọn công
nghệ không đủ quy chuẩn, tất cả đều qua đấu thầu minh bạch và đối tác
kinh doanh tin cậy,” đại diện EVN khẳng định.
Thế
nhưng trước đó theo nguồn tin Pháp luật Việt Nam cho hay, cả hai máy
biến áp AT1 và AT2 của trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa (Bắc Giang) cùng bị
xì dầu ra ngoài, hư hỏng nặng, buộc phải tách ra khỏi hệ thống, khiến
ngành điện phải cắt đột hơn 1.000 MW. Đặc biệt, cả hai máy biến áp này
đều là hàng Trung Quốc và sự cố xẩy ra ngay khi vừa hết hạn bảo hành.
Nhìn
lại hàng chục công trình công nghiệp thực hiện gần đây, từ thủy điện
đến nhiệt điện chạy than, nhiệt điện đốt khí, xi măng, các dự án chế
biến oxýt nhôm từ bô xít, các dự án nhà máy hóa chất và lọc dầu…, quy mô
đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD nhưng hầu hết đều do nước ngoài làm
tổng thầu EPC, số doanh nghiệp nội được tin tưởng lựa chọn chỉ chiếm
phần rất nhỏ.
Riêng đối với các nhà thầu EPC của
Trung Quốc thì gần như Việt Nam nhập khẩu 100%. Tất cả công việc đều do
người Trung Quốc đảm nhận, từ những việc lao động phổ thông nhất như nấu
ăn, vệ sinh, bảo vệ... đến kỹ sư, công nhân xây dựng và lắp máy. Kể cả
những vật tư, vật liệu có sẵn tại thị trường họ cũng nhập khẩu về từ bên
kia biên giới.
Phương Nguyên
No comments:
Post a Comment